icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

CPE là gì? Cách tính và đo lường hiệu quả của CPE | Limoseo

Chiến dịch quảng cáo trên Google được xem là phương tiện hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến số lượng người xem, doanh nghiệp cần chú ý đến CPE để đánh giá chất lượng chiến dịch quảng cáo. Vậy CPE là gì? Làm thế nào để đo lường độ hiệu quả của CPE? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo nha.

CPE là gì? Cách tính và đo lường hiệu quả của CPE

1. CPE là gì

Chi phí cho mỗi lượt tương tác (CPE – Cost Per Engagement) là khoản chi mà nhà quảng cáo phải trả khi mà người xem tương tác với quảng cáo của họ. Tương tác được định nghĩa là bất kỳ hành động nào mà người xem thực hiện liên quan đến quảng cáo, bao gồm cả tương tác tích cực và tiêu cực.

Chẳng hạn như thể hiện cảm xúc, thích, không thích, chia sẻ, bình luận, tạm dừng, nhấp vào liên kết trong quảng cáo, hoặc truy cập vào trang web quảng cáo. Ngay cả khi người xem chỉ cuộn xuống để đọc bình luận, phản hồi với bình luận, hoặc báo cáo trang/bình luận đó, thì điều này cũng được tính là tương tác.

CPE thường được sử dụng phổ biến nhất cho quảng cáo đa phương tiện (rich media), một loại quảng cáo kết hợp nhiều thành phần media như hình ảnh, âm thanh và các công cụ truyền thông khác để tăng tương tác với người xem. Các nền tảng rich media phổ biến nhất hiện nay là Facebook, Instagram, Tiktok và Youtube.

>> Xem thêm: TOP chỉ số quan trọng trong quảng cáo Google Ads

Cost Per Engagement

2. Vai trò của CPE trong chiến lược Marketing là gì

Trong chiến dịch Marketing, CPE đóng vai trò vô cùng quan trọng và bạn không thể bỏ qua nó. Tương tự với CPC (Chi phí mỗi lần nhấp chuột), CPE cho thấy hiệu quả của chiến dịch Marketing dựa trên sự chú ý của người xem.

Cả hai loại quảng cáo này chỉ tính phí khi người xem nhấp chuột vào, do đó, chúng cho thấy mức độ quan tâm của khách hàng tiềm năng đến sản phẩm/dịch vụ của bạn (trừ trường hợp hiếm khi họ nhấn nhầm). CPE giúp doanh nghiệp xác định và nhắm mục tiêu vào nhóm đối tượng khách hàng của mình một cách chính xác hơn.

So với CPC, CPE cho thấy mức độ quan tâm của người dùng sâu hơn, vì họ không chỉ xem quảng cáo mà còn tương tác. Nhờ tính năng này, CPE rất hữu ích để giúp bạn chọn ra các quảng cáo và bài đăng có số lượng tương tác cao, những nội dung hấp dẫn khách hàng và từ đó đề ra các chiến lược phù hợp để nhắm vào đúng nhóm khách hàng mục tiêu.

3. Cách tính CPE là gì

Công thức tính CPE được xác định bằng cách chia số lượng người tương tác với quảng cáo (bao gồm cả lượt tương tác và số lượng tương tác) cho số lượng người đã thấy quảng cáo đó, rồi nhân với 100%. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc tính toán CPE cho từng quảng cáo, bạn sẽ thiếu một phần thông tin quan trọng. Số liệu phần trăm trong công thức sẽ giúp bạn đánh giá được sức ảnh hưởng của từng quảng cáo đối với tổng số lượng người xem các quảng cáo của bạn.

Vì vậy, bạn có thể so sánh và lựa chọn nội dung, bài đăng tốt nhất để thúc đẩy hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình. Công thức tính phí này thường được áp dụng trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads (bao gồm lượt thích, chia sẻ, bình luận) hoặc Google Ads.

Chi phí cho mỗi lượt tương tác

4. Cách đo lường hiệu quả của chỉ số CPE là gì 

Để đánh giá chiến dịch quảng cáo của bạn một cách toàn diện, sau khi tính toán CPE, bạn cần sử dụng thêm một chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của CPE, đó là Reach. Công thức tính Reach như sau:

  • Reach = Organic search + Paid reach + Viral Reach

Trong đó:

  • Organic reach: Tổng số lượt xem bài đăng của bạn trên Newsfeed mà không có chi phí. Tổng số người tiếp cận sẽ bao gồm người thích, thấy bài post và theo dõi.
  • Paid reach: Tổng số người thấy và xem quảng cáo của bạn qua việc trả phí để xuất hiện trên Newsfeed của họ.
  • Viral Reach: Tổng số người nhìn thấy và xem quảng cáo của bạn thông qua các hành động tương tác của bạn bè của họ. Những tương tác này có thể là thích, bình luận, chia sẻ.

>> Xem thêm: Cách tính phí CPM – CPC – CPA – CPS – CPD – CPV

5. Mức CPE chuẩn là gì

Không có một mức CPE chuẩn cụ thể nào được áp dụng cho tất cả các trường hợp. Để đặt mục tiêu cho chiến dịch, marketer có thể tham khảo từ các chiến dịch trước của công ty hoặc đối thủ, nhận tư vấn từ agency, hoặc dựa vào mục tiêu và ngân sách của chiến dịch để đưa ra mức CPE phù hợp. Ngoài ra, marketer cũng có thể dựa trên mức chung của ngành hàng, nền tảng, khán giả mục tiêu, loại tương tác để đưa ra mức CPE hợp lý cho chiến dịch quảng cáo của mình.

6. Cách cải thiện chỉ số CPE là gì

Để cải thiện chỉ số CPE, các nhà quảng cáo có thể áp dụng 2 cách:

Thứ nhất, tăng tương tác. Để đạt được tương tác cao, quảng cáo cần:

  • Hiểu khách hàng mục tiêu để đưa ra chiến lược phù hợp.
  • Tạo ra nội dung hấp dẫn, phù hợp với xu hướng và kích thích tương tác (như thích, bình luận, chia sẻ,…).
  • Sử dụng CTA hiệu quả để khuyến khích tương tác.

Thứ hai, giảm chi phí. Để giảm chi phí nhưng vẫn đạt được tương tác, có thể thực hiện những điều sau: Thử nghiệm A/B để tìm ra đối tượng khách hàng phù hợp nhất.

Tuy nhiên, nhà quảng cáo cần lưu ý rằng việc tăng những tương tác rẻ nhất không phải lúc nào cũng là phương án tối ưu. Marketer cần phải xác định và lựa chọn những loại tương tác nào đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: CPE là gì

7. Các chỉ số đo lường hiệu quả khác trong Digital Marketing

Trong Digital Marketing, ngoài CPE, nhà tiếp thị còn có thể sử dụng các chỉ số sau để đo lường hiệu quả tùy thuộc vào mục đích của chiến dịch:

Chi phí cho mỗi chuyển đổi (Cost-per-acquisition – CPA): Là số tiền mà thương hiệu phải bỏ ra để có được một khách hàng mới. Đây có thể là chi phí truyền thông, chi phí mỗi lần bán hàng cho khách hàng mới, chi phí cho mỗi lần báo giá hoặc lượt tư vấn.

Chi phí cho mỗi nhấp chuột (Cost-per-click – CPC): Là số tiền mà thương hiệu phải bỏ ra cho mỗi lần nhấp chuột từ một trang web giới thiệu đến một trang đích, thường là từ một công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…

Chi phí cho mỗi nghìn mục tiêu (Cost-per-targeted mille – CPTM): Là số tiền mà thương hiệu phải bỏ ra cho mỗi nghìn mục tiêu cho một quảng cáo. Xem nhắm mục tiêu.

Chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo (Cost per thousand – CPM): Là số tiền mà thương hiệu phải bỏ ra cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.

>> Xem thêm: CPR Trong Marketing Là Gì

8. Cải thiện chỉ số CPE và các chỉ số quảng cáo khác cùng CleverAds – Chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo

CleverAds là một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo với vai trò là Đối tác cao cấp chính thức đầu tiên của Google, Đối tác ủy quyền đầu tiên của Facebook và Đối tác của Tiktok tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm gần 15 năm làm việc với nhiều thương hiệu lớn nhỏ tại Việt Nam như Vietnam Airlines, Vin Group và các công ty tầm trung, nhỏ, CleverAds chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp phù hợp để cải thiện kết quả quảng cáo cho doanh nghiệp.

Bài viết này đã tóm tắt những thông tin quan trọng về CPE là gì trong marketing và cách đo lường độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cho công việc của mình và chúng ta sẽ gặp lại trong những bài viết tiếp theo! Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo trên Google và còn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo để được các chuyên viên Marketing tận tâm tư vấn cho doanh nghiệp của bạn.

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Đánh giá