icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Cách Xử Lý Các Lỗi Thường Gặp Của Google My Business

Google My Business hay còn gọi là trang doanh nghiệp của tôi là một nơi có tiềm năng rất lớn để giúp công ty của bạn có thể tiếp cận với một lượng khách hàng địa phương tiềm năng. Nếu bạn muốn khách hàng tìm thấy bạn, đặc biệt là những khách hàng mới chưa từng nghe về thương hiệu của bạn, hãy chú ý vào việc xây dựng Google Business Map và hạn chế tối đa các lỗi thường gặp. Để có thể tránh các lỗi thường gặp của Google My Business thì hãy cùng Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo tìm hiểu các lỗi hay gặp và phương án xử lý thông qua qua bài viết dưới đây.   

Các lỗi thường gặp của Google My Business

1. Các lỗi thường gặp của Google My Business

1.1 Chọn tỉ lệ hình ảnh lý tưởng cho Google My Business.

Các lỗi thường gặp của Google My Business đầu tiên đó là về các hình ảnh được đăng tải trên tài khoản doanh nghiệp của tôi. Hình ảnh và video có thể nâng cao khả năng tương tác của mọi người đối với doanh nghiệp của bạn và Google Maps cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn tự do thêm hình ảnh và video vào danh sách trang doanh nghiệp của mình để trình bày sản phẩm một cách rõ ràng hơn cho người dùng.

Nhờ những hình ảnh và video này, khách hàng có thể hình dung được sản phẩm của bạn trông như thế nào và sử dụng như thế nào, từ đó cũng khiến cho khách hàng có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn mua hàng hơn. Bởi những lợi ích đó mà các doanh nghiệp nên tận dụng tối đa ưu điểm này của Google My Business, để đạt hiệu quả tốt nhất với hình ảnh đăng tải thì bạn hãy tham khảo những gợi ý về tỷ lệ hình ảnh dưới đây:

  • Hình ảnh phải có định dạng JPG hoặc PNG.
  • Kích thước hình ảnh nằm trong khoảng từ 10KB đến 5MB.
  • Độ phân giải của hình ảnh ít nhất là 250×250.
  • Hình ảnh phải liên quan đến sản phẩm.
Các lỗi thường gặp của Google My Business

1.2 Địa điểm phải được xác minh

Một sự thật theo tâm lý hành vi mua hàng mà chúng ta không thể phủ nhận đó chính là việc mọi người thường có xu hướng muốn mua sản phẩm có địa chỉ gần với họ nhất hoặc có những đánh giá tốt trên danh sách phản hồi của Google. Các lỗi thường gặp của Google My Business tiếp theo đó là bạn quên xác minh địa điểm cho doanh nghiệp của mình, chính từ đó mà địa chỉ doanh nghiệp của bạn sẽ không được hiển thị trên Google Map, gây ra sự khó khăn cho khách hàng khi muốn tìm kiếm địa chỉ của doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi hoàn thành danh sách Google của bạn, bạn cần xác minh vị trí doanh nghiệp của mình trên Google Doanh Nghiệp và kiểm tra trạng thái vị trí bằng cách nhấp vào phần Quản lý vị trí.

>> Xem thêm: Cách ẩn doanh nghiệp trên google maps

Địa điểm phải được xác minh - Các lỗi thường gặp của Google My Business

1.3 Chỉnh sửa cấp độ quyền hạn của bạn với vị trí doanh nghiệp

Google Map có một hệ thống phân quyền được thiết lập để cho phép người dùng thực hiện các hoạt động khác nhau trên trang mà không ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng khác. Google My Business sẽ có ba loại quyền hạn người dùng bao gồm: chủ sở hữu, quản lý và người quản lý trang web. Mỗi cấp độ sẽ có khả năng thực hiện các hoạt động khác nhau và để thực hiện các tác vụ đặc biệt cho danh sách, bạn cần lựa chọn cấp độ quyền hạn phù hợp.

Chỉnh sửa cấp độ quyền hạn của bạn với vị trí doanh nghiệp

1.4 Google My Business listing của bạn có hơn 10 địa điểm

Google My Business giới hạn mỗi người dùng chỉ có thể đăng tối đa 10 địa điểm. Nếu bạn đã thêm hơn 10 địa điểm, bạn sẽ nhận thông báo từ GMB: “Vị trí này thuộc một chuỗi. API bài đăng địa phương bị tắt cho vị trí này”. Đây là một trong các lỗi thường gặp của Google My Business rất nhiều chủ sở hữu mắc phải.

Việc này cũng gây ra hạn chế trong việc tạo hoặc cập nhật bài đăng địa phương cho vị trí đó. Lỗi này xảy ra khi Google My Business không cho phép bạn đăng thông qua API. Theo quy định, các thương hiệu có 10 địa điểm hoặc nhiều hơn sẽ không đủ điều kiện để đăng bài đăng.

google my business

1.5 Google My Business Listing không xuất hiện trong Drop-Down

Ngoài ra, các lỗi thường gặp của Google My Business còn bao gồm 3 nguyên nhân, và mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp khắc phục khác nhau như sau:

  • Địa điểm chưa được xác minh: Truy cập vào trang https://business.google.com/locations và kiểm tra xem địa điểm của bạn đã được chuyển sang trạng thái “Đã xuất bản” chưa.
  • Quản lý quá 100 địa điểm khác nhau: Hạn chế API của Google My Business không cho phép đăng quá 100 địa điểm. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể chia nhỏ các địa điểm thành các tài khoản Google khác nhau.
  • Google My Business Listing thuộc chuỗi thương hiệu: Nếu Listing của bạn thuộc chuỗi thương hiệu, bạn sẽ nhận được thông báo từ Google như sau: “Địa điểm này thuộc chuỗi thương hiệu. API bài đăng địa phương bị tắt cho địa điểm này”.

2. Báo cáo lỗi dữ liệu hoặc nội dung trên Google Maps.

Ngoài các lỗi thường gặp của Google My Business mà bạn có thể gặp phải giống như Limoseo đã liệt kê ở phía trên thì dưới đây chúng tôi cũng muốn liệt kê một vài cách bạn có thể chỉnh sửa cho trang doanh nghiệp của mình.

2.1. Thêm hoặc chỉnh sửa thông tin về địa điểm

Bạn có thể thêm công khai các địa điểm thiếu sót như công viên, quán cà phê hoặc các doanh nghiệp địa phương khác vào bản đồ. Bạn cũng có thể thêm hoặc chỉnh sửa thông tin về tên địa điểm, địa chỉ, giờ làm việc và các thông tin khác.

Ngoài ra Google Map cũng sẽ hỗ trợ thêm hoặc chỉnh sửa địa chỉ gửi thư công khai, sửa thông tin vận chuyển hoặc điều chỉnh vị trí ghim của doanh nghiệp. Nếu Google đã thêm một đường đi mới vào Google Maps nhưng không chính xác, bạn cũng có thể báo cáo với Google.

2.2. Xóa Google My Business listing không chính xác hoặc giả mạo

Bạn có thể đánh dấu các doanh nghiệp hoặc tên địa điểm là giả mạo và có nội dung xúc phạm, lừa đảo, spam hoặc không phù hợp. Đối với các vấn đề liên quan đến bản quyền hoặc thương hiệu, bạn có thể gửi báo cáo trực tiếp cho Google doanh nghiệp để xem xét và tạm dừng theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Google Maps
  • Bước 2: Tìm địa điểm mà bạn muốn đánh dấu để Google xem xét lại
  • Bước 3: Chọn địa điểm đó và nhấp vào Gợi ý chỉnh sửa, sau đó chọn xóa địa điểm trên Google Map
  • Bước 4: Chọn lý do bạn muốn xóa địa điểm này
  • Bước 5: Gửi báo cáo cho Google.
doanh nghiệp của tôi

7. Câu hỏi thường gặp

Lỗi gì thường xảy ra khi sử dụng Google My Business?

Các lỗi thường gặp khi sử dụng Google My Business bao gồm: thông tin không chính xác hoặc thiếu sót, không thể xác minh doanh nghiệp, bị cấm hoạt động, không hiển thị trên bản đồ, và tài khoản bị khóa.

Làm thế nào để sửa lỗi thông tin không chính xác trên Google doanh nghiệp?

Để sửa lỗi thông tin không chính xác trên Google My Business, bạn cần đăng nhập vào tài khoản của mình và chỉnh sửa thông tin đó. Tuy nhiên bạn phải hoàn thành bước xác minh tài khoản để có thể thực hiện các bước sau. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ xác minh map từ một đơn vị uy tín hoặc tự thực hiện để tối ưu tuyệt đối chi phí.

Bạn có thể sửa tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa, hình ảnh và mô tả. Sau khi chỉnh sửa, Google sẽ xác minh thông tin của bạn trước khi cập nhật lên trang của doanh nghiệp.

Tại sao tôi không thể xác minh doanh nghiệp trên Google My Business?

Có nhiều lý do tại sao bạn không thể xác minh doanh nghiệp trên Google My Business, bao gồm không cung cấp đủ thông tin doanh nghiệp, không đủ quyền truy cập vào tài khoản Google của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp của bạn không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Google My Business.

Trên đây là những các lỗi thường gặp của Google My Business có thể ảnh hưởng đến hiển thị và hoạt động của doanh nghiệp trên Google My Business. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp này. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ về Google My Business, Google Listing, Google Maps và SEO địa phương, bạn có thể liên hệ với Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo để được tư vấn thêm.

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
(2 bình chọn) - 5/5