icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

So sánh Topic Cluster và Silo. Đâu là cấu trúc web hiệu quả?

Các chiến lược cấu trúc website như Topic Cluster và Silo vẫn còn khá mới mẻ đối với người dùng, đặc biệt là những người mới tìm hiểu về SEO. Tuy nhiên, chúng là những công cụ hữu ích giúp bạn tiến bộ hơn trong việc sắp xếp nội dung và tạo ra nhiều nội dung chất lượng cho website của mình. Trong bài viết này, Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo sẽ so sánh Topic Cluster và Silo để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn.

so sánh topic cluster và silo

1. Giới thiệu về cấu trúc Topic Cluster

Trước khi đi sâu vào so sánh Topic Cluster và Silo, chúng ta cần hiểu rõ về các thông tin cơ bản của cấu trúc Topic Cluster trước nhé!

1.1. Topic Cluster là gì?

Cụm chủ đề nội dung, hay còn được gọi là Topic Cluster, là một phương pháp mới để kết nối các nội dung liên quan trong một bài viết được Hubspot đề xuất vào năm 2017. Chiến lược này cho phép triển khai nội dung rộng và sâu về một chủ đề cụ thể, đó là một cấu trúc website hiệu quả cho SEO, tập trung vào các cụm chủ đề để tạo sự liên kết mật thiết giữa các nội dung.

1.2. Quy tắc Internal Link khi triển khai Topic Cluster

Internal Link, hay còn gọi là liên kết nội bộ, là một hình thức kết nối giữa các trang trên cùng một tên miền, có khả năng sử dụng và chuyển đổi giá trị liên kết. Hình thức này thường được sử dụng để điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết, đóng góp vào việc tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

Để triển khai Topic Cluster hiệu quả, có một số quy tắc được áp dụng như sau:

  • Tất cả nội dung cần phải liên kết đến từ khóa của chủ đề khái quát ở tầng 1, đây thường là từ khóa cạnh tranh nhất.
  • Tầng 1 sẽ liên kết đến từ khóa cụ thể hơn ở tầng 2 hoặc các bài đánh giá sản phẩm cụ thể.
  • Tầng 2 và 3 có thể liên kết với nhau và với bài đánh giá sản phẩm cụ thể của tầng đó nếu có.
  • Các từ khóa so sánh hoặc nhận xét sẽ liên kết với bất kỳ tầng 1 hoặc 2 nào chứa từ khóa so sánh, nhận xét đó. Điều này có thể tạo ra cấu trúc vòng xoay giữa các Cluster.
  • Các bài viết thông tin liên kết tới tầng 1 của bài viết và được phân bố đều trong các bài viết. Nội dung này có thể liên kết tới các bài viết thông tin trong Cluster khác nếu thích hợp.
  • Các bài đánh giá sản phẩm được tạo riêng để liên kết với bất kỳ tầng 2 hoặc tầng 3 nào có chứa đánh giá sản phẩm đó.

1.3. Quy tắc đặt URL

Việc chỉnh sửa URL có thể rất phức tạp nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể trước đó, vì sẽ có nguy cơ rơi vào vòng lặp chuyển hướng vô tận. Khi triển khai Topic Cluster, việc cấu hình và điều chỉnh cấu trúc website sau này sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Để tối ưu hóa SEO thông qua cấu trúc URL, bạn cần áp dụng các quy tắc sau đây:

  • Thứ nhất: Sử dụng từ khóa cụ thể của bạn trong URL.
  • Thứ hai: Lên kế hoạch và xây dựng một cấu trúc URL hợp lý.
  • Thứ ba: Chú ý đến độ dài phù hợp của URL.
  • Thứ tư: Tối thiểu hóa URL động, ưu tiên sử dụng URL tĩnh.
  • Thứ năm: Cấu trúc URL nên đơn giản, dễ hiểu và không sử dụng chữ hoa.
  • Thứ sáu: Sử dụng các công cụ tìm kiếm để hỗ trợ việc submit dữ liệu URL

1.4. Xây dựng cấu trúc Topic Cluster như thế nào?

  • Lựa chọn chủ đề cần phát triển và triển khai.
  • Phân tích và tìm kiếm từ khóa phù hợp.
  • Nhóm các từ khóa thành nhóm cùng chủ đề.
  • Đánh giá lại nội dung hiện có trên website.
  • Viết nội dung cho trang trụ và nội dung cụm từ.
  • Kiểm tra và liên kết nội dung.
  • Theo dõi và phân tích các chỉ số thống kê.

1.5. Đặc điểm của cấu trúc Topic Cluster

  • Tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể trong bài viết, nghiên cứu kỹ vào nội dung của bài viết mà không viết dài dòng.
  • Bài viết cần tuân theo các chuẩn SEO và tập trung vào một số từ khóa nhất định để giúp đưa chúng lên vị trí cao trên các kết quả tìm kiếm.
  • Nội dung cần xoay quanh, bổ sung và làm rõ chủ đề chính của trang cột.
  • Độ dài bài viết cần phù hợp khoảng từ 1000 đến 2000 từ.
  • Kết nối các nội dung trong chủ đề SEO lại với nhau.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc Silo để đưa ra những so sánh Topic Cluster và Silo chuẩn xác nhất.

giới thiệu về cấu trúc topic cluster

2. Giới thiệu lại về cấu trúc Silo

Để tiến hành so sánh Topic Cluster và Silo một cách chi tiết và chính xác nhất, Limoseo sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về cấu trúc Silo ngay bên dưới. Cùng theo dõi nhé!

2.1. Silo Web Structure là gì?

Silo là cách đưa ra nội dung chủ yếu trên trang web của bạn. Bạn chia nhỏ nội dung chính thành các chủ đề nhỏ, rồi phân tích từng chủ đề đó để trả lời tất cả các câu hỏi liên quan của khách hàng. Cấu trúc Silo Web là một cách cấu trúc website chuyên sâu, nơi nội dung được chia thành các thư mục riêng biệt. Các nhóm này được phân chia theo chủ đề và chủ đề con. Nội dung liên quan sẽ được xếp chung vào cùng một nhóm.

2.2. Quy tắc liên kết trong nội bộ khi triển khai Silo website

  • Các trang Silo nên liên kết tới tất cả các bài viết tương ứng của nó.
  • Những bài viết có thể liên kết đến các bài viết khác trong cùng nhóm Silo.
  • Những bài viết có thể liên kết đến các bài viết trong các trang Silo khác.
  • Những bài viết không được liên kết đến các bài viết khác nằm ngoài nhóm Silo. Nếu phải liên kết do UX thì phải No-follow link bao gồm Sidebar, Main Navigation, Footer…

2.3. Quy tắc đặt URL trong Silo

Cách bạn tổ chức URL trong Silo tương tự như cách bạn tổ chức nội dung trong một thư mục. Dưới đây là một cấu trúc URL tiêu biểu của Silo mà bạn có thể tham khảo và sử dụng: site.com/parent/child (bài viết). Bạn không nên đào sâu quá trong Silo hoặc đi xuống dưới tầng 3 làm cho cấu trúc URL trở nên phức tạp, khó hiểu và dài dòng.

Quy tắc đặt URL trong Topic Cluster có khác gì không? Điều này sẽ được tiết lộ trong nội dung so sánh Topic Cluster và Silo bên dưới. Vậy nên đừng vội thoát trang nhé!

2.4. Phát triển một cấu trúc Silo hiệu quả

  • Xác định từ khóa và chủ đề của chuyên mục.
  • Nghiên cứu kỹ về chủ đề bài viết, xác định các chủ đề bổ sung.
  • Tạo bản đồ sơ đồ của trang web của bạn.
  • Thiết lập Silo vật lý.
  • Triển khai Silo ảo.
  • Tạo nội dung toàn diện.

2.5. Tính năng của cấu trúc Silo trong SEO

  • Việc xây dựng cấu trúc Silo cho một trang web mới dễ dàng hơn so với việc thực hiện với một trang web đã có.
  • Sử dụng một cấu trúc có nội dung rõ ràng sẽ thu hút người dùng đến với trang web của bạn.
  • Tạo ra các từ khóa và ngữ cảnh cần thiết để tăng lượng truy cập trang web trực tuyến.
  • Không có nội dung bị bỏ sót nếu các nội dung được liên kết chặt chẽ với nhau.
  • Silo sẽ mang lại hiệu quả tốt nếu được áp dụng đúng cách từ đầu.

Qua 2 phần nội dung cơ bản về 2 loại cấu trúc, vậy, 2 loại cấu trúc này có điểm gì khác biệt? Hãy cùng tìm hiểu qua phần so sánh Topic Cluster và Silo dưới đây nhé!

giới thiệu lại về cấu trúc silo

3. So sánh Topic Cluster và Silo khi làm SEO

Từ những thông tin đã được đưa ra, chúng ta có thể hiểu được hai kiểu cấu trúc website là Topic Cluster với Silo cùng như cách hoạt động của chúng. Tuy nhiên, giữa hai cấu trúc này, đâu là lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn? Dưới đây là những yếu tố so sánh Topic Cluster và Silo giúp bạn xác định định hướng website phù hợp nhất để đạt được hiệu quả mong muốn.

3.1. Khi nào nên sử dụng cấu trúc Silo?

  • Khi nguồn bài viết đã được phân loại thành 100 bài hoặc nhiều hơn và được sắp xếp theo các chủ đề.
  • Khi có đủ thời gian để thay đổi các cài đặt trong Tạo page, WordPress, Subpage, Category, Sidebar để đẩy mạnh SEO một cách hiệu quả nhất.
  • Khi người thực hiện có đầy đủ kiến thức về Internal link, Slug, Keyword và kỹ năng SEO.

3.2. Khi nào nên sử dụng cấu trúc Topic Cluster?

  • Khi bạn làm việc với một lĩnh vực nhỏ và hẹp, chưa đủ quy mô để mở rộng và phát triển thêm.
  • Khi bạn có ý định tạo microsite với khoảng 10-15 trang để tranh hạng lên top tìm kiếm.
  • Khi bạn không biết sử dụng cấu trúc Silo.
  • Khi bạn sở hữu một website hoạt động ổn định và không muốn thay đổi cấu trúc URL để tránh tạo ra quá nhiều redirect.

4. Câu hỏi thường gặp

Topic Cluster là gì?

Topic Cluster là một phương pháp mới để kết nối các nội dung liên quan trong một bài viết. Chiến lược này cho phép triển khai nội dung rộng và sâu về một chủ đề cụ thể, đó là một cấu trúc website hiệu quả cho SEO, tập trung vào các cụm chủ đề để tạo sự liên kết mật thiết giữa các nội dung.

Cấu trúc Silo website là gì?

Cấu trúc Silo Web là một cách cấu trúc website chuyên sâu, nơi nội dung được chia thành các thư mục riêng biệt. Các nhóm này được phân chia theo chủ đề và chủ đề con. Nội dung liên quan sẽ được xếp chung vào cùng một nhóm.

So sánh Topic Cluster và Silo, nên dùng cấu trúc nào?

Khi nguồn bài viết đã được phân loại thành 100 bài hoặc khi có đủ thời gian để thay đổi các cài đặt trong Tạo page, WordPress,… hoặc khi người thực hiện có đầy đủ kiến thức về Internal link, Slug, Keyword và kỹ năng SEO thì nên dùng cấu trúc Silo. Topic Cluster phù hợp với các lĩnh vực nhỏ hẹp hoặc khi bạn sở hữu một website hoạt động ổn định và không muốn thay đổi cấu trúc URL,…

Hy vọng qua những so sánh Topic Cluster và Silo trên đây từ Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai cấu trúc này và chọn được cấu trúc phù hợp cho website của mình. Chúc bạn thực hiện thành công!

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Đánh giá