icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn A-Z cho người mới – Limoseo

Để một doanh nghiệp phát triển toàn diện và đổi mới theo chiều hướng ngày càng tích cực hơn thì doanh nghiệp đó cần phải nắm bắt một cách cụ thể, chính xác các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mình đang gặp phải để kịp thời đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải sử dụng đến ma trận SWOT và phân tích nó một cách chi tiết. Vậy phân tích SWOT là gì? SWOT là gì?, hãy cùng Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. SWOT là gì?

Ma trận SWOT là một ma trận giúp những nhà kinh doanh có thể nhận biết và nắm bắt được những điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp cũng như những cơ hội doanh nghiệp có được, thách thức doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. 

SWOT gồm 4 yếu tố Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Ma trận SWOT được phát triển bởi Albert Humphrey, là một kết quả nghiên cứu thành công của một dự án do trường Đại học Stanford của Mỹ thực hiện.

SWOT là gì

2. Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố đặc trưng của ma trận SWOT bao gồm Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Quá trình phân tích các yếu tố này giúp cho doanh nghiệp phát hiện các điểm mạnh, cơ hội mình hiện có để tiếp tục duy trì và phát triển, ngoài ra với việc phân tích SWOT còn giúp doanh nghiệp rút ra những hạn chế còn tồn đọng, những thách thức doanh nghiệp sẽ phải đối mặt để đề xuất những chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời gian tới.

Việc phân tích SWOT chiếm một vai trò không nhỏ trong quá trình doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào càng chú trọng, càng quan tâm đến hiệu quả, cách thức phân tích ma trận này thì doanh nghiệp đó sẽ càng nhanh chóng có nhiều phương hướng, giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề hợp lý.

Kinh doanh không thể tránh được các rủi ro, nhưng nếu không nắm bắt kịp thời các yếu điểm, thách thức của chính doanh nghiệp mình thì điểm yếu ngày càng nghiêm trọng, rủi ro ngày càng lớn hơn, đến một mức độ báo động thì khi đó doanh không còn đủ khả năng, thời gian để dập tắt, khắc phục vấn đề gặp phải nữa. Do đó, dễ dẫn đến sự thất bại, thua lỗ và thiếu tính hoàn thiện, chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Vậy khái niệm phân tích SWOT là gì vừa được giải đáp chi tiết ở nội dung trên.

Phân tích SWOT là gì

2.1 Strengths (Điểm mạnh)

Điểm mạnh thể hiện những ưu điểm, những công việc doanh nghiệp đã, đang thực hiện tốt. Những điểm mạnh này thường xuất phát từ việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ vận hành trong sản xuất, kỹ năng lao động, sáng tạo, sản xuất sản phẩm, từ thái độ, chất lượng nhân sự đạt hiệu quả cao trong công ty.

Hay liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh đạt yêu cầu theo quy định kèm theo những cam kết về đảm bảo sức khỏe người sử dụng và một số các yếu tố nổi bật khác có liên quan đến bằng cấp, giấy chứng nhận danh giá minh chứng cho sự uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp đã nhận được trong suốt quá trình hoạt động.

Nhìn chung, các điểm mạnh này phải thể hiện rằng doanh nghiệp có những tố chất nổi bật, ghi điểm trong lòng khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Từ việc phân tích các điểm mạnh này, doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược để tiếp tục phát huy một cách mạnh mẽ hơn những ưu điểm mình đang có để dành thêm tệp khách hàng mới về cho riêng mình.

2.2 Weaknesses (Điểm yếu)

Điểm yếu thể hiện những điểm hạn chế mà doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục và thực hiện tốt trong thời điểm hiện tại, còn yếu kém so với đối thủ cạnh tranh.

Các yếu điểm này thường xuất hiện do cách tổ chức, quản lý cơ cấu, bộ máy nhân sự chưa thật sự phù hợp, thiếu sự chuyên nghiệp, nhân sự thực hiện công việc với thái độ, trình độ không đạt so với yêu cầu đề ra, hệ thống cơ sở vật chất, máy móc chưa được thường xuyên bảo trì, nâng cấp hoặc đầu tư kịp thời dẫn đến hiệu quả lao động, hiệu quả sản xuất không đáp ứng được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Các điểm yếu này dù là nghiêm trọng hay ở mức độ nhẹ cũng nên được doanh nghiệp phân tích và phát hiện nhanh chóng để khắc phục và điều chỉnh một cách có hiệu quả nhất, tránh chậm trễ gây ảnh hưởng đến cả các chu trình hoạt động khác trước đó có hiệu quả tốt và đề xuất chiến lược kinh doanh, cạnh tranh hợp lý với đối thủ. 

2.3 Opportunities (Cơ hội)

Cơ hội là một trong các yếu tố mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Từ chính những cơ hội này, doanh nghiệp có thể nhận thấy được bản thân đang có sự hỗ trợ, động lực kinh doanh từ các khía cạnh nào, từ các ưu thế của các yếu tố này có thể kích thích tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tận dụng, đề xuất ra nhiều chiến lược kinh doanh độc đáo, hấp dẫn, khai thác hết những cơ hội hiện có để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Những cơ hội này thường xuất phát từ sự hỗ trợ và tạo điều kiện kinh doanh của Nhà nước, pháp luật, từ việc kinh doanh trong một môi trường ít đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc có sự ảnh hưởng ngang tầm trong ngành, có sự hỗ trợ mạnh mẽ và chuyên nghiệp của các phương tiện truyền thông đại chúng, từ sự ảnh hưởng tích cực của danh tiếng lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn.

Thách thức

2.4 Threats (Thách thức)

Một số thách thức thường có thể xuất phát từ nhu cầu mua hàng của người dùng ngày càng bị hạn chế về số lượng, từ đối thủ cạnh tranh mạnh có nhiều sức ảnh hưởng, từ các phương tiện truyền thông tạo hiệu ứng tiêu cực trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp, từ thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh mới mẻ chưa tạo được hiệu ứng đám đông.

Thách thức đối với các doanh nghiệp cũng không hề ít và cũng cần doanh nghiệp kinh doanh phải chú ý và nhận ra kịp thời. Ngay khi xác định được những thách thức doanh nghiệp gặp phải, đội ngũ nhân sự có liên quan của doanh nghiệp sẽ đề xuất ra nhiều phương án giải quyết khắc phục nhanh chóng nhằm thúc đẩy tiến độ kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả hơn, giảm thiểu được một số rủi ro và cản trở.

Từ bài viết trên, bạn có thể biết được định nghĩa SWOT là gì? Phân tích SWOT là gì? Trong quá trình phân tích SWOT thì đối với từng yếu tố, doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin nào? Cần phải quan tâm điều gì? Thường gặp phải vấn đề gì để có hướng khắc phục chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tin từ bài viết trên do Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo cung cấp sẽ hữu ích với bạn nhé!

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Đánh giá