Hãy cùng Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo tìm câu trả lời cho câu hỏi hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào qua bài viết dưới đây nhé! Bài viết dưới đây dựa trên bài viên trên Blog chính thức của Youtube từ tác giả Cristos Goodrow phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của YouTube vào ngày 15/9/2021 để giúp mọi người hiểu rõ hệ thống đề xuất của YouTube hoạt động như thế nào.
MỤC LỤC
1. Hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào? Chúng ta cần biết rằng hệ thống đề xuất video Youtube được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là giúp mọi người tìm kiếm được video mà người dùng muốn xem. Người dùng có thể tìm kiếm các đề xuất ở 2 vị trí chính: trang chủ và phần “Tiếp theo” (Up Next).
- Trang chủ là trang người dùng sẽ nhìn thấy ngay khi vừa mở YouTube, trang chủ sẽ hiển thị hỗn hợp các đề xuất là các video đã được cá nhân hóa từ các kênh người dùng đăng ký, những tin tức hay những thông tin mới nhất.
- Tiếp theo (Up next) xuất hiện khi người dùng đang xem một video và đề xuất nội dung hay các video khác dựa trên nội dung mà người dùng đang xem mà Youtube nghĩ người xem có thể quan tâm.
Vậy thuật toán Youtube đề xuất video thế nào? Hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào? Năm 2008 khi hệ thống đề xuất video Youtube mới bắt đầu được xây dựng, hệ thống đề xuất sẽ xếp hạng các video dựa trên mức độ phổ biến rồi tạo ra trang “Xu hướng” (Trending). Tuy nhiên lại không có nhiều người xem những video ở đó mà phần lớn lượt xem trên lại đến từ tìm kiếm hoặc các liên kết được chia sẻ.
Hệ thống đề xuất video Youtube ngày này sẽ lọc qua hàng tỷ video để có thể đề xuất nội dung phù hợp với sở thích cụ thể của từng người xem. Các đề xuất YouTube sẽ phụ thuộc vào tính dự đoán chính xác những video mà người dùng muốn xem.
Để làm được điều này, Youtube đã tìm hiểu rằng người dùng có thói quen xem các video riêng, từ đó hệ thống so sánh thói quen xem video của người dùng với những người dùng khác có thói quen tương tự rồi sử dụng các thông tin đó để đề xuất nội dung khác mà họ có thể muốn xem.
Nhưng tất nhiên, Youtube cũng biết rằng không phải ai cũng muốn chia sẻ thông tin, vì vậy họ đã xây dựng các biện pháp kiểm soát giúp người dùng tùy chỉnh dữ liệu mà họ muốn cung cấp. Họ có thể ngừng, chỉnh sửa hoặc xóa nhật ký tìm kiếm và lịch sử xem trên YouTube bất cứ khi nào họ muốn.
2. Cách nền tảng YouTube cá nhân hóa các đề xuất
Để hiểu chính xác hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào? Chúng ta cần biết rằng một số các tín hiệu giúp thông báo đến hệ thống của Youtube về những gì khiến người dùng hài lòng như: số lần nhấp (click), thời lượng xem, khảo sát, lượt chia sẻ, lượt thích (like), lượt không thích (dislike),….
Số lần click: Việc nhấp vào một video sẽ cho thấy rằng bạn người dùng sẽ thấy hài lòng với video này bởi vì họ cũng sẽ không nhấp vào video mà họ không thích xem.
Thời gian xem video: người dùng xem những video nào và đã xem trong bao lâu để cung cấp thông tin cá nhân hóa cho hệ thống của Youtube về những gì mà người dùng có thể muốn xem nhất.
Trả lời khảo sát: Để bảo đảm người dùng hài lòng với nội dung họ đang xem, Youtube đã tiến hành đo lường “thời gian xem có giá trị” (valued watchtime) – đó là thời gian dành ra để xem một video mà người dùng cảm thấy là xứng đáng.
Youtube sẽ đo lường thời gian xem có giá trị thông qua các khảo sát mà Youtube yêu cầu người xem đánh giá các video mà đã xem từ 1 đến 5 sao. Việc này cung cấp cho Youtube để xác định mức độ hài lòng của người dùng khi tìm thấy nội dung. Nếu họ đánh giá video từ 1 đến 2 sao, Youtube sẽ hỏi vì sao đánh giá thấp như vậy.
Ngược lại, nếu họ đánh giá video này 5 sao, họ cũng sẽ được hỏi vì sao. Và cuối cùng chỉ có những video được đánh giá 4 đến 5 sao mới được tính là thời gian xem giá trị. Tuy nhiên không phải người xem nào cũng trả lời khảo sát trên mỗi video mà họ xem.
Lượt chia sẻ, lượt thích, lượt không thích: Hệ thống của Youtube sử dụng thông tin này để dự đoán khả năng mà người xem sẽ chia sẻ hoặc thích các video khác.
Tầm quan trọng của các tín hiệu tùy thuộc vào từng người xem, nếu họ là tuýp người thích chia sẻ bất kỳ video mà họ đã xem, bao gồm những video được đánh giá 1 hoặc 2 sao, hệ thống của Youtube sẽ biết không nên dựa nhiều vào lượt chia sẻ khi đề xuất nội dung.
Đó là lý do tại sao hệ thống của Youtube không tuân theo một công thức nhất định, mà phát triển linh hoạt dựa trên phân tích theo thói quen xem của người dùng. Đó cũng là một phần của câu trả lời cho câu hỏi hệ thống đề xuất của Youtube hoạt dộng như thế nào.
3. Tập trung vào các đề xuất có trách nhiệm
Lượt nhấp vào, lượt xem, thời lượng xem, các khảo sát, chia sẻ, lượt thích hay không thích đều là những hoạt động hiệu quả để đưa ra các đề xuất cho các chủ đề tiêu biểu như âm nhạc hay giải trí – đó là hầu hết những gì mọi người truy cập YouTube để xem.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều người dùng vào YouTube để xem các tin tức và thông tin như các tin tức thời sự hoặc các nghiên cứu khoa học, đây là những chủ đề mà thông tin cần chất lượng và bối cảnh rất quan trọng nhất.
Đó là lý do tại sao hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào có vai trò rất quan trọng đối với nền tảng Youtube giúp duy trì là một nền tảng có trách nhiệm. Các video sẽ kết nối người xem với những thông tin chất lượng cao và giảm thiểu nội dung có vấn đề.
Các đề xuất cũng bổ trợ cho trong việc thực hiện các Nguyên tắc cộng đồng mạnh mẽ và xác định những nội dung được phép và không được phép đăng trên YouTube.
Youtube đã hạn chế nội dung chất lượng thấp trong các đề xuất từ năm 2011, khi xây dựng bộ phân loại để xác định các video có chứa nội dung thô bạo hoặc bạo lực và ngăn hệ thống đề xuất.
Sự gia tăng của các thông tin sai lệch trong những năm gần đây khiến Youtube phải mở rộng cách sử dụng hệ thống đề xuất để bao gồm thông tin sai lệch và nội dung gần vi phạm – đó là nội dung gần giống nhưng không vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoàn toàn.
Youtube đã sử dụng bộ phân loại để xác định video nào là “chính thống” (authoritative) hay video nào là “gần ranh giới vi phạm” (borderline). Những phân loại này dựa trên những người đánh giá viên chất lượng về thông tin mỗi kênh hoặc video.
Những người đánh giá này từ khắp nơi trên thế giới và được đào tạo bài bản với các hướng dẫn đánh giá chi tiết, có công khai. Những đánh giá của các đánh giá viên sẽ giúp mô hình hóa các quyết định của hệ thống đề xuất và hiện nay Youtube đã chia tỷ lệ đánh giá của họ cho tổng các video trên nền tảng.
4. Các câu hỏi phổ biến về các đề xuất của Youtube
Bên cạnh câu hỏi về hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào còn có một số câu hỏi liên qua đến hệ thống đề xuất video Youtube.
4.1. Nội dung gần vi phạm ranh giới có nhận được tương tác không?
Thông qua các cuộc khảo sát Youtube thấy rằng hầu hết người xem không muốn được đề xuất các nội dung gần vi phạm ranh giới vì chúng khiến người xem khó chịu và bực mình.
Chưa có thông tin nào cho thấy các nội dung gần vi phạm ranh giới thì hấp dẫn hơn các nội dung khác. Các cuộc khảo sát cho thấy nội dung giới hạn chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ sự hài lòng của người xem trên YouTube.
Youtube đã đầu tư thời gian, tiền bạc và rất nhiều công sức để đảm bảo nội dung gần vi phạm không tiếp cận được nhiều đối tượng thông qua hệ thống đề xuất của Youtube. Ngày nay, các nội dung giới hạn thường nhận được lượt xem từ các nền tảng khác được liên kết với YouTube.
4.2. Nội dung gần vi phạm ranh giới có giúp tăng thời gian xem trên YouTube không?
Với đa số người xem, nội dung giới hạn không giúp tăng thời gian xem trên YouTube. Năm 2019 Youtube bắt đầu giảm thứ hạng của các nội dung gần vi phạm ranh giới trong hệ thống các đề xuất, từ đó dẫn đến giảm 70% thời gian xem với nội dung giới hạn không được đăng ký. Hiện nay, lượt xem các nội dung giới hạn đến từ các đề xuất đã ở dưới mức 1%.
4.3. Các đề xuất có hướng người dùng đến các nội dung cực đoan không?
Youtube đã giảm thứ hạng các nguồn thông tin chất lượng thấp trong hệ thống các đề xuất. và cho đề xuất người xem xem các video với nguồn thông tin chính thống về các chủ đề mà họ có thể quan tâm.
4.4. Nội dung gần vi phạm ranh giới có thể kiếm được tiền không?
Các nguyên tắc về nội dung phù hợp với nhà quảng cáo của Youtube đã tắt bật kiếm tiền của nhiều nội dung gần vi phạm ranh giới. Nhiều nhà quảng cáo cho biết không muốn hợp tác với loại nội dung này trên YouTube, điều này có nghĩa là những video dù được xem nhưng vẫn sẽ mất cơ hội kiếm tiền, dẫn đến nền tảng bị mất doanh thu.
Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo về cách hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động như thế nào cũng như một số thông tin liên quan đến hệ thống đề xuất của Youtube, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.