icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Engagement Rate là gì? Cách tính Engagement Rate mới nhất

Engagement rate (tỷ lệ tương tác) là một chỉ số rất quan trọng trong các chiến dịch truyền thông quảng cáo trên các nền tảng xã hội. Mức độ thành công của một chiến dịch cũng sẽ dựa vào engagement rate để đánh giá. Vậy Engagement rate là gì? Tại sao số liệu này lại quan trọng đến vậy và liệu có một công thức nào chung để tính tỷ lệ tương tác không? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong bài viết của Công ty Dịch vụ SEO – Thiết kế Website Limoseo dưới đây.

Engegament rate là gì? Cách tính Engagement rate mới nhất

1. Engagement rate là gì?

Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc Engagement rate là gì, câu trả lời chính là Engagement rate hay Tỷ lệ tương tác là một công thức để đo lường mức độ tương tác (engagement) của người dùng với nội dung trên nền tảng mạng xã hội (social media content) được chia sẻ bởi nhãn hàng hoặc doanh nghiệp.

Lượng tương tác thể hiện qua các yếu tố như: lượt thích, lượt chia sẻ, số bình luận, lưu, tin nhắn trực tiếp, đề cập và nhiều hành động khác tùy thuộc vào mạng xã hội. Engagement (tương tác) là đề cập đến hoạt các động tích cực hơn là thụ động (như lượt hiển thị ​​hoặc lượt xem). Có nhiều cách để đo mức độ tương tác và các công thức tính các loại tỷ lệ tương tác khác nhau có thể phù hợp hơn với các mục tiêu truyền thông xã hội khác nhau của mỗi thương hiệu.

Trên đây là tất cả thông tin về khái niệm Engagement rate là gì, ngoài ra chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số vấn đề khác liên quan đến tỷ lệ tương tác trong phần nội dung dưới đây.

Engagement rate là gì

2. Tỷ lệ tương tác quan trọng như thế nào? 

Sau khi đã hiểu Engagement rate là gì, chúng ta cũng cần biết tầm quan trọng của tỷ lệ tương tác là gì. Một bài đăng khi chạy chiến dịch trên các nền tảng không chỉ tiếp cận càng nhiều người càng tốt mà còn phải gây thú vị với khán giả mục tiêu. Tỷ lệ tương tác là một chỉ số quan trọng để xác định xem một chiến dịch của doanh nghiệp hoặc nhãn hàng có đang hoạt động tốt hay không. Phương tiện của bạn không được coi là hiệu quả nếu khán giả của bạn không quan tâm tương tác đến nội dung bạn tạo ra. 

Tỷ lệ tương tác của khán giả với nội dung cho thấy mức độ ảnh hưởng của nội dung đến khán giả. Các tương tác hai chiều giữ người dùng với bài đăng sẽ được đo lường, báo cáo và hiển thị trên bảng thống kê để phản ánh mức độ quan tâm. 

Từ đó, các phương tiện được đánh giá kỹ lưỡng và nên cải thiện hay phát huy lúc nào để phát triển theo hướng tốt nhất. Do đó, Engagement rate (Tỷ lệ tương tác) là chỉ số cực kỳ quan trọng đối với những người làm marketing nói chung và doanh nghiệp hay nhãn hàng nói riêng. 

Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nội dung càng hấp dẫn, ngoài ra còn giúp giảm chi phí quảng cáo, tăng doanh thu và quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn. 

Tỷ lệ tương tác quan trọng như thế nào

3. Engagement rate bao nhiêu là tốt? 

Ngoài khái niệm Engagement rate là gì cần hiểu, chúng là cũng cần biết tỷ lệ tương tác bao nhiêu thì được xem là tốt. Chỉ số tương tác được coi là tốt tùy vào các nền tảng khác nhau. Đối với nền tảng Instagram, các marketer cho rằng tỷ lệ tương tác tốt nhất khoảng từ 1 đến 5%. Bạn càng có nhiều người theo dõi (followers) thì càng khó đạt được số liệu này vì nội dung của bạn được chia sẻ với nhiều khán giả. Theo báo cáo của Hootsuite thì tỷ lệ tương tác trung bình trên Instagram vào năm 2020 là 4,59%.

Engagement rate bao nhiêu là tốt

4. Cách tính Engagement rate

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Engagement rate là gì và tầm quan trọng của tỷ lệ tương tác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số công thức tính tỷ lệ tương tác. Dưới đây là các công thức phổ biến nhất để tính Engagement rate trên mạng xã hội. Tổng số lượt tương tác thường là tổng số lượng lượt thích, bình luận, chia sẻ, lượt xem, retweet ( đối với nền tảng Twitter) và đôi khi bao gồm lượt nhấp tùy thuộc vào nền tảng đang sử dụng.

4.1. Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận – (Engagement rate by reach – ERR)

Là công thức phổ biến nhất để tính chỉ số tương tác của các nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội. ERR thể hiện tỷ lệ phần trăm số người đã tương tác với nội dung sau khi đã xem nội dung đó. Sử dụng công thức thứ nhất cho một bài đăng và công thức thứ hai để tính tỷ lệ trung bình trên nhiều bài đăng.

tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận
  • Ưu điểm: Phạm vi tiếp cận có thể là thước đo tốt hơn số lượng người theo dõi, vì không phải tất cả Người theo dõi đều nhìn thấy tất cả nội dung được đăng. . Bởi vì thực tế kể cả những người khác không theo dõi vẫn có thể tiếp cận các bài đăng thông qua share, hashtag hoặc các phương tiện khác. 
  • Nhược điểm: Lượt tiếp cận có thể thay đổi vì một số lý do và có thể khó kiểm soát. Các marketer cần lưu ý rằng lượt tiếp cận quá thấp có thể dẫn đến Engagement rate cao bất thường.

4.2. Tỷ lệ tương tác theo bài đăng – (Engagement rate by posts – ER bài đăng)

Công thức này để đo lường mức độ tương tác của người theo dõi bài đăng với một bài đăng cụ thể. Có thể hiểu nó tương tự như ERR, nhưng thay vì lượt tiếp cận thì chỉ số này cung cấp chỉ số về tốc độ người theo dõi tương tác với nội dung.

Tỷ lệ tương tác theo bài đăng
  • Ưu điểm: ERR được coi là thước đo ổn định hơn ERP vì nó đo lường dựa trên những người theo dõi. Do đó, nếu lượng tiếp cận dao động thường xuyên, những người làm marketing nên sử dụng phương pháp này để đo mức độ tương tác chính xác hơn sau mỗi bài đăng. 
  • Nhược điểm: Như đã đề cập, đây có thể là số liệu đáng tin cậy hơn để theo dõi mức độ tương tác của bài đăng, nhưng nó không cập nhật chính xác các bài đăng viral (nội dung thịnh hành, gây bão). Và khi số lượng người theo dõi tăng lên, mức độ tương tác có thể giảm nhẹ.

4.3. Tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị – Engagement rate by impressions – ER hiển thị)

Impression (hiển thị) có thể thỉnh thoảng bị nhầm lẫn với Reach (phạm vi tiếp cận) nhưng sự thật Impression là tổng số lượt xem nội dung hay quảng cáo, thường lớn hơn Reach. Một số liệu đối tượng cơ bản khác mà bạn có thể sử dụng để đo lường mức độ tương tác là số lần hiển thị. Trong khi Reach (phạm vi tiếp cận) chỉ số người xem nội dung thì Impressions sẽ theo dõi tần suất xuất hiện của nội dung.

Tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị
  • Ưu điểm: Công thức này sẽ hữu ích nếu thương hiệu sử dụng đang chạy paid content (nội dung trả phí) và muốn đo lường hiệu suất dựa trên số lần hiển thị. 
  • Nhược điểm: Engagement rate được tính với Impression phải thấp hơn so ERR và ER. Giống như Reach, Impression có thể không nhất quán và hiệu quả hơn khi được sử dụng kết hợp với ERR.
Cách tính Engagement rate

4.4. Tỷ lệ tương tác hàng ngày (Daily engagement rate – ER hàng ngày)

Đây là tỷ lệ cho biết tần suất Người theo dõi tương tác với tài khoản của thương hiệu hàng ngày.

Tỷ lệ tương tác hàng ngày
  • Ưu điểm: Đo lường được tần suất người theo dõi tương tác với tài khoản thương hiệu hàng ngày, thay vì tương tác với một bài đăng cụ thể. 
  • Nhược điểm: Phương pháp đo này còn nhiều sai số. Ví dụ: công thức không tính đến thực tế là 10 tương tác có thể được quy cho một người chứ không phải 10 tài khoản khác nhau.

4.5. Tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem (Engagement rate by views – ER lượt xem)

Khi công thức này được áp dụng cho nội dung video, các thương hiệu có thể đo lường số lượng người muốn tương tác với video của bạn sau khi xem chúng.

Tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem
  • Ưu điểm: Đây có thể là một cách hay để theo dõi nếu một trong những mục tiêu của video là tương tác.
  • Nhược điểm: Các lượt xem thường chứa các lượt xem trùng lặp từ cùng một người dùng. Và mặc dù người xem có thể xem video nhiều lần nhưng họ không nhất thiết phải tương tác nhiều lần.

4.6. Tỷ lệ tương tác có trọng số (Factored Engagement Rate)

Trong một chiến dịch hay đặc biệt là trong một bài đăng truyền thông, thương hiệu sẽ ưu tiên các yếu tố tương tác với khách hàng. Ví dụ: nếu mục tiêu của chiến dịch A là tạo ra cuộc thảo luận hiệu quả trên mạng xã hội, thương hiệu sẽ quan tâm đến tiêu chí hiệu quả “số lượng bình luận” hơn là số lượt thích, chia sẻ, đăng lại, v.v. Lúc này, thì lượt bình luận (comment) sẽ là yếu tố có trọng số lớn hơn.

Công thức tỷ lệ tương tác “theo trọng số bình luận” sẽ như sau:

Tỷ lệ tương tác có trọng số

Công thức này chỉ ra rằng thương hiệu đang cố gắng đo lường mức độ tương tác nhất định dựa trên phản hồi của người xem. Tuy nhiên, các chuyên gia truyền thông xã hội không khuyến nghị công thức này vì nó có thể dễ dàng bị hiểu sai về thành tỉ lệ cam kết

Các chỉ số giúp đo lường và quản lý các mức tăng và giảm để giúp cải thiện và tối ưu hóa các chiến dịch. Do đó, việc hiểu và nắm rõ Engagement rate là gì và cách tính các chỉ số đo lường sẽ giúp thương hiệu và nhãn hàng giành chiến thắng trên các nền tảng này. Hy vọng bài viết trên của Công ty Dịch vụ SEO – Thiết kế Website Limoseo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Engagement rate là gì và cách tính engagement rate nhé!

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Đánh giá