icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Hướng dẫn cách tách nền video bằng Premiere – Limoseo

Nhiều người dùng Premiere hiện nay cảm thấy thích thú khi sử dụng được các tính năng đặc biệt trên phần mềm vào video để video trở nên đặc biệt và hoàn hảo hơn. Trong đó, tính năng tách nền là tính năng đặc biệt không thể không nhắc. Vậy cách tách nền video bằng Premiere thế nào? Cùng Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Lợi ích của việc tách nền

Có nhiều lợi ích đến từ việc người dùng sử dụng tính năng tách nền, dưới đây là một số lợi ích nổi bật nhất hiện nay:

  • Đầu tiên, người dùng có thể loại bỏ được phần nền phía sau nếu phần nền đó chỉ là phần nền giả lập trong lúc quay, hoàn toàn không có ý nghĩa hay sự liên quan nào với cảnh quay. Do đó, việc sử dụng tính năng tách nền có thể giúp người dùng bỏ nền cũ phía sau và thay thế bằng nền mới vào nội dung nếu có nhu cầu.
  • Trước đây, có khá nhiều người dùng muốn quay video có phông xanh phía sau. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng phát triển thì việc sử dụng phông xanh là phông nền chính của video rất có khả năng khiến người xem cảm thấy hụt hẫng và nhàm chán. Bởi với phông xanh như vậy thì họ không thể cảm nhận được hết ý nghĩa và thông điệp nội dung muốn truyền tải của tác giả.
  • Do vậy, việc sử dụng tính năng tách nền vừa giúp giải đáp được nhu cầu, mong muốn của người dùng vừa mang lại cho người xem một trải nghiệm chân thực, một sự liên tưởng về nội dung tuyệt vời nhất. Người xem có thể hiểu rõ hơn về nội dung và lời nhắn nhủ mà người dùng muốn truyền tải trong video. Bởi khi người xem hiểu được video thì đó mới chính là thành công.

Vậy nếu người dùng muốn thực hiện sử dụng tính năng tách nền trong video thì họ cần phải sử dụng những thao tác nào? Những thao tác này có đơn giản hay không? Cùng tìm hiểu cụ thể ở nội dung cách tách nền video bằng Premiere được đề cập phía dưới nhé.

Lợi ích của việc tách nền

2. Cách tách nền video bằng Premiere

2.1 Chèn video phù hợp

Bước đầu tiên luôn là bước cơ bản và đơn giản nhất mà người dùng hoàn toàn có thể có khả năng thực hiện được đó là tải và khởi chạy phần mềm Premiere  trên thiết bị. Quá trình khởi chạy diễn ra nhanh chóng và người dùng chỉ cần từ 5 – 10 phút là họ có thể thực hiện được với điều kiện tín hiệu mạng khi đó của người dùng phải tốt.

Sau đó, thao tác tiếp theo là người dùng nhấn phải chuột, chọn mục Import để thêm video vào trình chỉnh sửa của hệ thống Adobe Premiere. Cụ thể, người dùng chọn import, chọn video muốn thực hiện quá trình tách nền, sau đó người dùng nhấn vào nút thêm ở phía cuối để tải video đó lên. Việc tải video cùng vô cùng đơn giản và tiêu tốn khoảng 5 – 15 phút.

Quá trình tải video nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào video đó có dụng lượng và độ dài như thế nào, tốc độ truy cập mạng lúc đó có tốt hay không. Tất nhiên, khi video có độ dài ngắn thì hệ thống load nhanh và khi đó video được tải lên màn hình một cách nhanh chóng hơn. Ngược lại, khi video quá dài thì thời gian tải lên được phần mềm sẽ lâu hơn.

Chọn video phù hợp

2.2 Chọn Ultrakey

Sau khi đã hoàn tất xong quá trình thêm video muốn tách nền vào phần mềm thì người dùng chuyển sang thực hiện thao tác tiếp theo, người dùng có thể mở tùy chọn Ultrakey bằng cách nhấn chọn danh mục Effects, sau đó chọn Video Effects và cuối cùng là người dùng chọn mục keying, chọn nội dung Ultrakey mà mình đang có nhu cầu tìm kiếm.

Sau đó, tại mục Ultrakey này, người dùng nhấn giữ và di chuyển nó đến vị trí video mà người dùng muốn tách nền.

Chọn Ultrakey- Limoseo

2.3 Chọn Eyeropper

Sau khi đã tìm và chọn được mục Ultrakey cũng như kéo được mục này đến vị trí video mà người dùng muốn tách nền thì bước tiếp theo, người dùng cần thực hiện thao tác chọn màu nền muốn tách, cụ thể ở đây thường là màu xanh bằng cách nhấn chọn mục Eyerdropper trên bảng hiệu ứng, sau đó nhấn chọn Alpha để người dùng có thể xem lại chi tiết của video. 

2.4 Cài đặt thông số

Cuối cùng, sau khi người dùng đã thực hiện xong các bước trên thì bước tiếp theo người dùng cần phải cài đặt cũng như thiết lập lại các thông số có liên quan bằng cách nhấn chọn mục settings. Sau đó, tại mục matte generation, người dùng tiến hành điều chỉnh độ mờ, độ trong suốt một cách phù hợp nhất. Người dùng nhấn chọn nút soften để làm sạch cho các cạnh mờ hơn.

Trong quá trình tách nền thì vẫn xảy ra một số trường hợp khiến video bị loang nền nhẹ. Để ngăn chặn tình trạng này, người dùng nhấn chọn nút spill suppression. Như vậy, nhìn chung có thể thấy quá trình tách nền có khá nhiều thao tác cần được sử dụng, người dùng nên xem và nắm rõ trước tính năng của từng công cụ để quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Tóm lại, bài viết trên vừa đề cập cụ thể nội dung về cách tách nền video bằng Premiere một cách chi tiết. Hi vọng những thông tin từ bài viết trên do Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo cung cấp sẽ hữu ích với bạn nhé!

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Đánh giá