icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Thuật toán Google Panda – Cách cải thiện web bị án phạt Panda

Tìm hiểu về các thuật toán tìm kiếm Google đã trở thành một việc vô cùng quan trọng và cấp thiết nếu bạn muốn website của bạn có thể đứng vững trên sân chơi của Google. Ở bài viết dưới đây, Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo sẽ giới thiệu đến bạn một trong những thuật toán cốt lỗi của Google và cách khắc phục khi website bị dính án phạt này, đó là Thuật toán Google Panda. Đừng bỏ qua bài viết này, nếu bạn đang cần tìm hiểu và muốn nắm bắt các kiến thức về thuật toán của Google đầy đủ, chi tiết!

thuật toán Google Panda

1. Thuật toán Google Panda là gì?

Panda là tên chính thức của một thuật toán tìm kiếm Google dùng để kiểm tra nội dung trang web do Google phát triển nhằm loại bỏ nội dung không phù hợp, nội dung spam hoặc nội dung sao chép từ các trang web khác nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng.

Google Panda Back là thuật toán SEO của Google ra mắt vào tháng 2 năm 2011. Chính sự xuất hiện của thuật toán Google Panda Back cũng thay đổi cách bạn xếp hạng trên SERPs (Trang kết quả tìm kiếm) để cung cấp cho người dùng những kết quả chính xác và phù hợp nhất. 

Các mục tiêu chính của bản cập nhật thuật toán Google Panda là:

– Kiểm tra chất lượng nội dung website: Xóa nội dung không chính xác, nội dung spam hoặc sao chép từ các trang web khác. 

– Giảm xếp hạng của các trang web có chất lượng thấp trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền của Google. 

– Điều đó cũng đồng nghĩa, những trang web được đánh giá chất lượng cao sẽ có được phần thưởng từ Google Panda khi muốn cải thiện thứ hạng của mình. 

Nếu trang web bị rớt hạng trong khi thuật toán Google Panda đang được cập nhật và điều này lặp đi lặp lại trong thời gian dài, thì có lẽ là do nội dung website của bạn chưa đủ hấp dẫn và không đủ sức thuyết phục đối với Google. Trên thực tế, ngay cả một trang web đang phát triển tốt cũng có thể bị dính án phạt Panda.

Thuật toán Google Panda

2. Các dấu hiệu website đang bị Google Panda phạt

2.1 Organic traffic giảm dần theo thời gian

Đây được coi là dấu hiệu phổ biến và dễ dàng nhận biết nhất khi website của bạn bị dính án phạt Google Panda.

Ban đầu, khi Organic Traffic bắt đầu giảm, có thể đó không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, sau một hoặc hai tháng thậm chí là vài tuần, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng sự sụt giảm lưu lượng truy cập sẽ trở nên nghiêm trọng. 

Nếu website của bạn trùng lặp với nội dung ít thì thuật toán Google Panda sẽ không phạt liền mà sẽ chờ đến lúc website của bạn trùng lặp cao (từ khoảng 20 – 30%) thì sẽ bắt đầu phạt và kéo traffic giảm trầm trọng.

(*) Lưu ý: Sẽ có nhiều bạn nhầm lẫn giữa thuật toán Panda và thuật toán Penguin khi dấu hiệu nhận biết của cả 2 thuật toán đều là giảm lượt Organic Traffic của website. Tuy nhiên, điểm khác nhau của 2 thuật toán này đó là: Hình phạt Panda sẽ kéo lượt traffic của website bạn xuống từ từ, còn hình phạt Penguin sẽ kéo lượt traffic của website bạn xuống một cách trầm trọng, có thể nói là xuống tận đáy.

2.2 Traffic giảm một nửa

Nếu trang web của bạn đang hoạt động tốt đột nhiên mất một nửa traffic. Điều này làm cho website của bạn nhanh chóng bay từ TOP đầu trang 1 xuống cuối trang 1 hoặc trang 2, thậm chí là biến mất khỏi bảng xếp hạng tìm kiếm. Thì có thể website của bạn đang bị Google phạt Panda.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số dấu hiệu khác để nhận biết website của mình có bị Google phạt Panda hay không như:

  • Giảm số lượng index lớn
  • Báo cáo spam được gửi về liên tục trong nhiều tháng
  • Lượt tương tác trên trang giảm, các chỉ số đánh giá của Google biến mất
  • Từ khóa bị mất TOP
dấu hiệu website bị panda phạt

3. Nguyên nhân website bị dính án phạt Panda

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho website của bạn bị thuật toán Google Panda phạt, trong đó 7 nguyên nhân là đến từ Onpage và 2 nguyên nhân đến từ Offpage

3.1 Thin content (nội dung mỏng)

Nội dung mỏng (hay còn gọi là thin content) có thể hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng đó là những trang web chứa nội dung ngắn và nội dung chất lượng thấp

– Đầu tiên là về nội dung content chất lượng thấp, sẽ có các lỗi như sau:

+ Nội dung sao chép từ các trang web khác

+ Nội dung không cung cấp giá trị hữu ích cho người đọc

+ Chủ đề của mỗi bài viết không liên quan và không phù hợp với lĩnh vực chính của trang web. 

3.2 Duplicate content (nội dung copy)

Duplicate content (trùng lặp nội dung) là việc bạn đi sao chép nội dung từ nhiều website khác nhau trên internet để tạo thành một bài viết cho website của mình. Ngoài ra, thì nội dung trùng lặp cũng xảy ra trên chính trên trang web của bạn khi bạn có nhiều trang có cùng nội dung hoặc có ít sự khác biệt về nội dung giữa các trang (đạo văn nội bộ).

Google sẽ tính trang web có trùng lặp nội dung hay không dựa vào các yếu tố:

– Nội dung từng trang có độ trùng lặp cao

– Thẻ mô tả meta (meta description)

– Thẻ tiêu đề (title)

– Các thẻ Heading (H2, H3, H4,..)

– Mã nguồn HTML

– Khung giao diện trang web

Để kiểm tra nội dung trang web của mình có bị Duplicate content hay không bạn có thể sử dụng các công cụ như: copyscape, dupli checker, siteliner,…

duplicate meta

3.3 Content farming 

Content farming là một thuật ngữ dùng để chỉ những trang web spam nội dung, thu thập và sao chép nội dung từ các trang web khác, sau đó nhồi nhét nhiều từ khóa để tối ưu SEO hơn trang web gốc. Mục đích chính của các trang web content farming này là cải thiện thứ hạng từ khóa của họ trong các công cụ tìm kiếm. Thay vì tập trung vào việc cung cấp những nội dung chất lượng, có giá trị thì những trang web này lựa chọn việc đi copy từ đối thủ.

3.4 Website chứa nhiều quảng cáo

Một trang web hiển thị quá nhiều quảng cáo đồng nghĩa với việc nội dung của trang sẽ bị che hết và mang lại những trải nghiệm không tốt cho người dùng. Mục đích chính của việc tạo các trang web như vậy là để tạo doanh thu thông qua việc đặt quảng cáo và biểu ngữ. Do đó, nội dung sẽ được Google đánh giá là có chất lượng thấp và không mang lại kết quả và giá trị thực sự cho người dùng.

Google luôn hướng đến người dùng và luôn cải tiến để làm sao mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất và thuật toán Panda cũng vậy. Nếu website của bạn không hữu ích hoặc làm cho người dùng khó chịu thì việc dính thuật toán Google Panda là điều không thể tránh khỏi.

website chứa nhiều quảng cáo

3.5 Website thiếu thẩm quyền về Trustrank (Authority)

TrustRank (hay còn gọi là Authority) là mức độ tin cậy của một website đối với các công cụ tìm kiếm, điển hình ở đây là Google. Một trang web có TrustRank cao phải đáp ứng các tiêu chí mà các công cụ tìm kiếm đánh giá. TrustRank càng cao, trang web của bạn càng có nhiều khả năng xuất hiện cao hơn trong các công cụ tìm kiếm.

Nội dung được tạo từ các nguồn thực thể (Entity) chưa được xác minh, thiếu tin tưởng (trust) đối với người dùng sẽ rất dễ làm cho trang web bị dính án phạt Panda.

thẩm quyền authority

3.6 Website bị lỗi dữ liệu cấu trúc (Schema)

Google cũng đưa ra những quy luật rõ ràng về vấn đề schema backup như sau: “Nếu bạn khai gì trên schema thì người dùng phải thấy y chang như vậy trên website của bạn.” Nếu bạn khai báo những thông tin không chính xác, sẽ làm sai quy luật của Google và rất dễ bị án phạt Google Panda.

Ví dụ: Bạn có một bài viết về tuyển dụng, mức lương trên nội dung của bạn là 2 triệu – 3 triệu thì trong khai báo schema bạn cũng phải khai báo với Google mức lương y như vậy, nếu bạn khai báo ở mức lương khác với nội dung thì bạn sẽ rất dễ bị Google phát hiện và gắn cờ.

lỗi schema

4. Hướng dẫn cách khôi phục website khi bị thuật toán Google Panda phạt

4.1 Cải thiện content kém chất lượng và content mỏng

Nếu website của bạn có nội dung ngắn và thời gian truy cập ngắn đồng nghĩa với việc website của bạn kém chất lượng trong mắt Google và không được Google đánh giá cao. Do đó, việc xây dựng một website có nội dung dài, chất lượng cao, cung cấp thông tin hữu ích và đủ hấp dẫn để thu hút người dùng là điều cấp thiết.

Các trang có nội dung quá ngắn cần được sửa chữa, thay đổi và điều chỉnh kịp thời hoặc là xóa luôn trang có nội dung không hữu ích với người dùng. 

4.3 Nâng cao chất lượng tổng thể website

Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hay xóa bỏ những content mỏng, kém chất lượng mà bạn cần phải xây dựng được 1 website có chất lượng cao. Một website có chất lượng cao sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng đồng nghĩa với việc bạn sẽ được Google đánh giá cao và tin tưởng:

Một nội dung được đánh giá chất lượng sẽ bao gồm các yếu tố như: 

– Nội dung có liên quan đến chủ đề và có hữu ích với người dùng hay không

– Giao diện trang web có được trình bày theo bố cục rõ ràng, dễ nhìn, người dùng cos dễ dàng tìm kiếm thông tin trong website của bạn hay không

– Ngôn ngữ được sử dụng trong trang web có dễ hiểu, rõ ràng hay không

4.4 Xây dựng Internal link chặt chẽ

Google cũng chỉ ra rằng mật độ liên kết nội bộ (internal link) phản ánh việc sự liên kết của các nội dung trên trang web của bạn. Nếu trang web của bạn đột nhiên bị phạt bởi thuật toán Google Panda, rất có thể là do mật độ liên kết nội bộ của trang thấp, điều này cho thấy rằng trang web của bạn được liên kết lỏng lẻo. Chính vì thế, bạn cần phải xây dựng liên kết nội bộ (Internal Link) chuyên sâu, có liên quan để điều hướng người dùng tốt nhất và được Google đánh giá cao.

xây dựng internal link chặt chẽ

4.5 Không đặt quá nhiều quảng cáo trên trang

Có nhiều nhà quản trị muốn có thêm nguồn thu nhập từ Google sẽ nhận đặt quảng cáo của những trang web khác lên website của mình hay tự đặt chính quảng cáo của mình. Tuy nhiên, bạn cần đặt quảng cáo trên trang web phù hợp, không nên lạm dụng chúng để khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Việc duy trì tỷ lệ quảng cáo phù hợp không chỉ tốt cho website không bị thuật toán Google Panda phạt mà còn giúp trang web của bạn tạo ấn tượng tốt với người dùng.

5. Công cụ hỗ trợ sửa phạt thuật toán Google Panda

Để tránh bị Google phạt Panda, bạn có thể nhờ vào sự hỗ trợ của nhiều công cụ kiểm tra khi làm SEO như:

– Copyscape: Đây là một công cụ trả phí. Nó sẽ giúp bạn theo dõi những nội dung mà bạn đã sao chép từ một trang web khác hoặc nội dung nào đó trên trang web của bạn đang được sao chép từ một trang web khác. Bài viết nào được tô màu càng đậm cho thấy rằng bài viết đó đang bị copy rất nhiều.

– Một công cụ khác là Siteliner, có khả năng tìm nội dung trùng lặp dựa trên thư mục gốc của miền của bạn (Nội dung trùng lặp trang web). Công cụ này hiển thị tỷ lệ phần trăm giống nhau giữa các mục. Đây cũng là một công cụ trả phí và nó chỉ giúp bạn kiểm tra được đạo văn nội bộ mà thôi.

7. Câu hỏi thường gặp

Thuật toán Google Panda là gì?

➤ Thuật toán Panda là tên chính thức của một thuật toán tìm kiếm Google dùng để kiểm tra nội dung trang web do Google phát triển nhằm loại bỏ nội dung không phù hợp, nội dung spam hoặc nội dung sao chép từ các trang web khác nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng.

Làm sao tôi biết website mình đang bị án phạt Google Panda?

➤ Có 2 dấu hiệu nhận biết website của bạn đang bị án phạt Panda của Google đó là Organic Traffic giảm dần theo thời gian và traffic truy cập vào website giảm một nữa. Ngoài ra, để kiểm tra xem website của mình có bị phạt Pada không bạn có thể sử dụng Google Search Console và Google Analytics để đo lường.

Thuật toán Google Panda có phải chỉ phạt các yếu tố về Onpage thôi không?

➤ Thuật toán Google Panda có thể xử phạt website đang phát triển ở cả Onpage và Offpage chứ không riêng gì Onpage. Tuy nhiên, hình phạt này của Google lại tập trung nhiều vào các nhân tố Onpage hơn.

KẾT LUẬN:

– Google Panda là một trong những thuật toán cốt lõi của Google để kiểm tra chất lượng trang web và loại bỏ những nội không cần thiết không có bất kỳ giá trị nào cho người dùng của bạn. Đồng thời, nó ưu tiên các trang web có lưu lượng tìm kiếm cao để cải thiện trải nghiệm người dùng.

– Thuật toán Google Panda không chỉ đơn giản phạt về nội dung của Onpage mà còn phạt về cả nội dung spin của Offpage. 

– Để không bị thuật toán Google Panda dòm ngó thì ngay từ đầu bạn nên xây website theo hướng SEO mũ trắng, đừng nghĩ có thể thao túng được Google bằng những thủ thuật, bạn sẽ có thể bị rời khỏi sân chơi này ngay lập tức. 

Trên đây là tất cả những thông tin về thuật toán Google PandaCông Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo muốn chia sẻ đến bạn. Limoseo hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và có thể giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có nhiều thêm kiến thức về SEO thú vị, bổ ích. Trường hợp, website của bạn đang bị dính án phạt Google Panda thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0777 055 777 để được Limoseo hỗ trợ khắc phục nhanh chóng.

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
(14 bình chọn) - 5/5