Nhắc đến ma trận SWOT, chắc chắn có rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên, nếu nhắc đến ma trận TOWS thì số lượng người đã nghe, được biết cũng như hiểu rõ về loại ma trận này lại không nhiều. Vậy ma trận TOWS là gì? Ví dụ cụ thể về ma trận TOWS là gì? Ma trận này có gì khác so với ma trận SWOT? Hãy cùng Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo tìm hiểu qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC
1. Ma trận TOWS là gì?
Ma trận TOWS là một dạng ma trận giúp các doanh nghiệp có thể phân tích các chiến lược và lựa chọn được những chiến lược hợp lý nhất để áp dụng cho chính doanh nghiệp mình. Ma trận TOWS là một phiên bản khác, rõ ràng hơn, chuyên sâu hơn, hoàn thiện hơn so với dạng ma trận SWOT vốn quen thuộc mà nhiều người hay nghe.
Ma trận TOWS được thể hiện qua 4 chiến lược SO, ST, WO, WT. Mà 4 chiến lược này lại là sự kết hợp từ quá trình phân tích 4 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ma trận SWOT. Hay nói khác hơn, phân tích ma trận SWOT là bước đầu tiên, là điểm chuyển kết để tiếp tục thực hiện ma trận TOWS. Như vậy, những thông tin trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi ma trận TOWS là gì?
2. Lợi ích ma trận TOWS
Giúp doanh nghiệp có thể phân tích các chiến lược và lựa chọn được chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình.
Trong quá trình kinh doanh, định hướng đúng đắn luôn giúp doanh nghiệp có thể đạt được tỉ lệ thành công về mức tăng doanh số cao hơn. Ma trận TOWS giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi, phương hướng phát triển trong tương lai thay vì chỉ quan tâm và chú trọng ở thời điểm hiện tại.
3. Nội dung ma trận TOWS và ví dụ cụ thể
3.1 Chiến lược SO (Chiến lược Maxi-Maxi)
Đây là chiến lược kết hợp giữa việc phân tích những điểm mạnh với những cơ hội hiện có của doanh nghiệp. Mục tiêu tối đa hóa việc phát huy điểm mạnh bên trong và tận dụng cơ hội bên ngoài. Hay nói khác hơn là phải biết cách tận dụng những điểm mạnh, ưu thế bên trong của doanh nghiệp để tập trung phát triển, kết nối với những cơ hội vô cùng tiềm năng.
Ví dụ: Nếu công ty luôn linh hoạt, chủ động thích nghi tốt với sự thay đổi của các yếu tố và có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, luôn đề ra được các phương hướng kinh doanh đúng đắn, thích hợp tại mỗi thời điểm khác nhau thì việc kinh doanh các sản phẩm trên các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử đáp ứng theo xu hướng thích mua hàng trực tuyến của nhiều người tiêu dùng hiện này là vấn đề rất tiềm năng mà công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện được, có thể tăng doanh số mạnh.
3.2 Chiến lược ST (Chiến lược Maxi-Mini)
Đây là chiến lược kết hợp giữa việc phân tích điểm mạnh trong quá khứ hoặc hiện tại với những thách thức diễn ra ở hiện tại hay tương lai của doanh nghiệp. Chiến lược này với mục tiêu tối đa hóa điểm mạnh, tối thiểu hóa các rủi ro, thách thức. Chiến lược này có thể được hiểu đơn giản là cấp lãnh đạo có thể dùng tất cả những điểm mạnh hiện tại để đối mặt với những thách thức, rủi ro gây cản trở quá trình kinh doanh, làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong quá trình kinh doanh, mặc dù không có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng đối thủ cạnh tranh cùng ngành với công ty thì khá mạnh, khi đó các bộ phận có liên quan phải tận dụng và phát huy tối đa các điểm mạnh công ty hiện có để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mới, đặc biệt là kích thích động lực mua hàng của khách hàng bằng nhiều chương trình khuyến mãi với chế độ chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả, tiếp tục phát triển và phát huy thế mạnh về quảng cáo/PR sản phẩm.
3.3 Chiến lược WO (Chiến lược Mini-Maxi)
Đây là chiến lược kết hợp giữa việc phân tích 2 yếu tố điểm yếu và cơ hội. Với mục tiêu giảm thiểu những điểm yếu đang mắc phải chỉ còn đạt mức độ thấp nhất, tối đa hóa trong việc tận dụng những cơ hội tiềm năng. Có thể hiểu theo cách khác về chiến lược này là giảm thiểu đi những điểm hạn chế, yếu điểm hiện có bằng việc tận dụng tối đa những cơ hội xuất phát bên ngoài.
Ví dụ: Nếu công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp uy tín về bao bì nhưng lại hợp tác kinh doanh, liên kết với một công ty thứ hai hiểu và biết rất rõ về vấn đề này thì đây sẽ là điều kiện để hai công ty hỗ trợ và phát triển cùng nhau.
3.4 Chiến lược WT (Chiến lược Mini-Mini)
Đây là chiến lược kết hợp giữa việc phân tích 2 yếu tố điểm yếu và thách thức. Với mục tiêu giảm thiểu những điểm hạn chế và mối đe dọa tiềm ẩn tác động đến hoạt động kinh doanh. Chiến lược này thường được áp dụng đối với những công ty mất phương hướng kinh doanh, thua lỗ và rơi vào trạng thái tồi tệ.
Ví dụ: Đối với những công ty đang có hiệu quả kinh doanh đi xuống trầm trọng, hiệu quả kinh doanh không tốt thì công ty đó nên dừng hẳn việc sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm không thật sự nhận được sự ủng hộ, tin dùng của khách hàng, tập trung nguồn lực phát triển, nâng cao chất lượng của sản phẩm chính, sản phẩm chủ đạo hoặc có thể nghĩ đến việc cắt giảm nhân sự tại một số vị trí không còn cần thiết để tiết kiệm chi phí đầu ra.
Tóm lại, bài viết trên vừa trình bày cụ thể về định nghĩa ma trận TOWS là gì? Cũng như đưa ra những ví dụ cụ thể về ma trận TOWS ở từng chiến lược. Hi vọng những thông tin mà Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo cũng giúp ích cho bạn nhé!