Youtube là một “mảnh đất màu mỡ” giúp nhiều người dùng thu được lợi nhuận từ việc sáng tạo nội dung trên kênh truyền thông của mình. Youtube không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm của bạn với khán giả mà còn bảo vệ quyền sáng tạo của mọi người thông qua công cụ Content ID. Trong suốt quá trình đăng tải các video lên kênh Youtube chắc hẳn không ít người gặp trường hợp có liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền. Vậy khiếu nại về bản quyền là gì? Cùng công ty dịch vụ SEO – Thiết kế website Limoseo tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
MỤC LỤC
1. Content ID là gì?
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về Content ID. Hàng triệu video được tải lên Youtube mỗi ngày. Vậy Youtube có thể kiểm soát và quản lý nội dung của người sáng tạo như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi này là Content ID. Content ID là công cụ do Youtube phát triển để xác định và quản lý người tạo nội dung. Về bản chất, Content ID giống như một hệ thống bảo vệ chủ quyền của chủ sở hữu nội dung.
Nói một cách đơn giản, sau khi tạo sản phẩm trên Youtube, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu của mình bằng cách sử dụng Content ID. Content ID hoạt động tốt hơn nhiều so với các hệ thống bảo vệ bản quyền khác. Chủ sở hữu có thể kiếm tiền khi họ phát hiện ra rằng người dùng đang sử dụng nội dung của họ một cách cố ý và bất hợp pháp.
Nhờ sự hỗ trợ Content ID, sản phẩm của bạn dễ dàng được mọi người tìm thấy và khám phá trên Youtube. Youtube sẽ thông báo cho chủ sở hữu và đưa ra ba tùy chọn:
- Yêu cầu Youtube tích hợp quảng cáo vào video của bạn và nhận lấy một phần doanh thu quảng cáo.
- Cho phép Youtube phát video không có quảng cáo.
- Yêu cầu Youtube xóa video.
2. Bản quyền là gì?
Bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý dùng để mô tả quyền tác giả tồn tại đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật của một người. Các tác phẩm có bản quyền bao gồm sách, âm nhạc, tác phẩm điêu khắc, hình ảnh chuyển động, dữ liệu máy tính, quảng cáo và bản vẽ kỹ thuật (bản quyền còn được gọi là quyền tác giả).
3. Thế nào là vi phạm bản quyền?
Hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng cách sử dụng tác phẩm của người đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ một cách trái phép như sao chép, phân phối, hiển thị hoặc trình diễn tác phẩm… Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì yếu tố xâm phạm quyền.
Ta có thể thấy điều quan trọng cần lưu ý ở đây là để bị coi là vi phạm bản quyền, chỉ các đối tượng được bảo vệ bản quyền mới được kiểm tra để xác định xem có xảy ra vi phạm bản quyền hay không.
4. Khiếu nại về bản quyền là gì?
Sau khi tìm hiểu các khái niệm ở trên, ta cùng làm rõ khái niệm khiếu nại về bản quyền là gì.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc các cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật quy định, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các hành vi được cho là trái pháp luật hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, khiếu nại về bản quyền có thể được hiểu là việc một cá nhân hoặc tổ chức đã gửi văn bản trình bày tới Cục Bản quyền tác giả về một tác phẩm hoặc các tác phẩm bị vi phạm bản quyền tác giả. Việc vô tình tải lên một video có nội dung có bản quyền có thể nhanh chóng dẫn đến khiếu nại qua Content ID. Content ID tự động bật chế độ xác nhận quyền sở hữu khi video mới được tải lên. Nếu một video trùng lặp toàn bộ hoặc một phần video khác, thì Youtube sẽ đánh gậy vi phạm bản quyền của video đó.
Cách giải quyết khiếu nại về bản quyền Youtube Trong trường hợp này, chủ sở hữu video có hai lựa chọn:
- Chặn các video đã tải lên.
- Bật tính năng kiếm tiền từ video vì lợi ích của riêng bạn.
Nếu một khiếu nại Content ID được đưa ra đối với một trong các video của bạn trên Youtube, Youtube sẽ gửi cho bạn một email có thông tin về vấn đề này. Các video “đánh gậy” được đánh dấu bằng “Copyright Claim” trong phần “Restrictions”. Bạn có thể xem lại chi tiết của video bị tranh chấp trong phần “See detail” và Mô tả.
5. Bị khiếu nại bản quyền Youtube có sao không?
Nhận cảnh cáo bản quyền có nghĩa là chủ sở hữu bản quyền đã gửi yêu cầu pháp lý đầy đủ và hợp lệ để xóa video của bạn. Trong trường hợp này, Youtube có thể xóa video để tuân thủ luật bản quyền.
Ngoài ra, mỗi video của bạn chỉ có thể nhận một thông báo vi phạm bản quyền tại một thời điểm nhất định. Youtube có thể xóa video khỏi nền tảng của mình vì nhiều lý do bản quyền. Ngoài ra, bạn sẽ không nhận được cảnh báo vi phạm bản quyền khi nhận được khiếu nại qua Content ID.
Khi nhận được đơn khiếu nại lần đầu tiên, Youtube sẽ yêu cầu bạn hoàn tất một khóa học tại Học viện bản quyền. Học viện này giúp những người sáng tạo nội dung Youtube hiểu luật bản quyền và cách luật này được thi hành trên nền tảng như thế nào.
Cảnh báo vi phạm có thể tác động tiêu cực đến khả năng kiếm tiền từ video của bạn. Ngoài ra, nếu live stream bị vi phạm bản quyền, Youtube sẽ hạn chế livestream trong vòng 7 ngày. Nếu bạn nhận được 3 cảnh báo vi phạm bản quyền trở lên:
- Tất cả các tài khoản và kênh được liên kết với tài khoản của bạn sẽ bị vô hiệu hóa.
- Tất cả các video đã đăng sẽ bị xóa.
- Không thể tạo kênh mới.
6. Có thể bật kiếm tiền Youtube khi bị khiếu nại bản quyền không?
Sau khi kháng nghị thành công nếu bạn cho rằng video của mình trong sạch và bị vu khống, video của bạn sẽ xuất hiện lại mà không bị giảm lượt xem hoặc doanh thu từ việc quảng cáo.
Là người sáng tạo nội dung trên một trong những nền tảng giải trí hàng đầu thế giới, bạn cần biết cách bảo vệ tài sản của mình là quyền sở hữu trí tuệ và tôn trọng thành quả sáng tạo của người khác. Công ty dịch vụ SEO – Thiết kế website Limoseo hi vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ hơn về khiếu nại về bản quyền là gì và các thông tin về thuật ngữ này.