icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Interlink là gì ? Cách tạo liên kết nội bộ chuẩn SEO

Interlink là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn thực hiện SEO Onpage. Việc hiểu rõ Interlink là gì sẽ vô cùng hữu ích. Tuy nhiên không hẳn ai cũng nắm vững về nó. Chính vì thế, để giúp bạn có thể thấu hiểu hơn về Interlink trong SEO onpage, trong bài viết hôm nay, Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo sẽ làm rõ các vấn đề này.

Internal link là gì
Internal link là gì

1. Interlink là gì ?

Interlink là gì ? Interlink hay còn gọi là liên kết nội bộ. Hiểu một cách đơn giản thì liên kết nội bộ được tạo thành bởi các liên kết liên quan giữa trang chủ, các thư mục trong một trang web với nhau hay liên kết giữa nhiều bài viết liên quan.

Một số liên kết nội bộ phổ biến mà bạn có thể thấy đó là :

– Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết

– Link từ danh mục đến các bài viết

– Link từ bài viết này đến bài viết khác

– Link dạng banner đặt trên website

– Link từ menu, footer,…

Với SEO interlink giúp cho google bot hiểu rằng bạn đang tập trung cho một trang, thư mục, bài viết chính về sản phẩm hay dịch vụ. Nó tạo sức mạnh trong SEO và giúp cho người dùng, khách hàng dễ dàng nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ hay bài viết chính mà bạn cần giới thiệu

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Interlink là gì.

internal-linking

 2. Vì sao cần tạo Internal link ?

Việc tạo Interlink có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO cho website của bạn.Từ khái niệm Interlink là gì, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được vì sao chúng ta cần tạo liên kết nội bộ rồi đúng không. Việc tạo Interlink có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO cho website của bạn. Nếu bạn còn mơ hồ, hãy xem các lí do cần tạo Interlink có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO cho website của bạn mà tôi đã đúc kết và giải thích rõ ràng dưới đây sẽ giải thích cho bạn rõ ràng hơn:

2.1. Giúp chuyển sức mạnh, uy tín từ trang này sang trang khác

Có thể hiểu như sau, một trang A liên kết với một trang B thì chỉ cần trang A được tín nhiệm, trang B cũng sẽ được thừa hưởng một phần sức mạnh đó. Đương nhiên, nếu thứ hạng của trang A cao thì cũng làm tăng sự xếp hạng của trang B. Độ tín nhiệm này hay còn được gọi là độ uy tín (Authority). Đó cũng là lý do vì sao liên kết nội bộ lại cần được thực hiện trong SEO.

Vậy để đạt được giá trị SEO hiệu quả từ các Internal link, bạn hãy chú ý liên kết tới các trang như sau :

Những trang có nhiều độ tín nhiệm cũng như sự uy tín, trong đó trang chủ là được đánh giá cao nhất. Bạn có thể thực hiện link từ trang chủ sang các trang khác. Việc này có thể giúp bạn truyền sự uy tín, đồng thời để các trang giúp đỡ nhau nhiều hơn trên thứ hạng. Những trang nhận sự tín nhiệm hơn các trang khác có thể là trang đã được xếp hạng, nhưng không cao nên cần một chút uy tín truyền đến, như vậy chúng sẽ lên top tìm kiếm cao hơn.

2.2. Interlink có thể điều hướng khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao

Ở đây, tôi chia sẻ cho bạn hiểu rõ những danh sách các bài viết trên website cần Interlink là gì. Thông thường, trang web của bạn sẽ có những loại nội dung đặc biệt thu hút nhiều lượng truy cập nhất. Những bài viết này đa phần là có thứ hạng cao vì được chạy quảng cáo hoặc chúng chứa nhiều thông tin hữu ích và thiết thực với người dùng. Loại nội dung thứ 2 là các trang có chứa nội dung thôi thúc, kêu gọi hành động, có tỷ lệ chuyển đổi cao như giới thiệu, đăng ký,…

Do đó, bạn có thể thực hiện liên kết giữa trang có nhiều lượt truy cập đến trang kêu gọi hành động. Để có nhiều khả năng họ sẽ chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng tiềm năng, thậm chí là khách mua hàng.

2.3. Liên kết nội bộ thúc đẩy khách hàng truy cập hành động

Làm sao để thu hút được thật nhiều khách hàng truy cập là điều mà mọi chủ website đều mong muốn. Lúc này, sử dụng Interink làm công cụ nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác là rất tuyệt vời. Bạn hãy tiến hành tạo ra hàng loạt các bài viết trên trang, sau đó giới thiệu, sử dụng những dẫn chứng cụ thể, để thu hút, thuyết phục, dẫn dắt người dùng hành động.

Những hành động mà người dùng có thể thực hiện là Gọi điện hoặc đăng ký theo form có sẵn tại trang hay bài viết đó.

Tại sao cần có Internal link

3. Phân loại Internal link

Để hiểu rõ hơn về Interlink là gì ? các loại mô hình interlink hiệu quả được trình như sau: Hiện tại, chúng ta có thể chia Interlink làm 2 loại chính. Đó là điều hướng và theo nội dung ngữ cảnh. Cụ thể như sau : 

3.1 Navigational Interlink 

Đây là loại liên kết nội bộ giúp tạo nên một trang web cấu trúc điều hướng chính. Chúng thường được triển khai trên toàn website và phục vụ cho mục đích giúp người dùng tìm thấy những gì họ muốn.

Đa phần, doanh nghiệp sẽ để người dùng nhìn thấy thông tin cần tìm ngay tại menu chính của trang web, hoặc ở chân trang web hay một thanh bên.Việc đặt vị trí cho những thông tin này càng đơn giản thì càng giúp cho trải nghiệm của người dùng trên website trở dễ dàng và mượt mà hơn.

3.2 Contextual Internal Link

Contextual Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Chúng thường được đặt trong nội dung chính của trang. Đặc biệt, những link trong văn bản là hay trỏ đến các trang có liên quan khác nhất.

Để thu hút chú ý với người dùng, bạn có thể làm nổi bật những liên kết này bằng cách in đậm hoặc tô màu cho chúng để kích thích người dùng nhấp vào. Khi đó, người dùng sẽ được chuyển đến một trang mới nơi bạn mong muốn họ tìm thấy nhất.

Nắm được các hoạt động của từng loại Internal Link sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược liên kết nội bộ hợp lý từ đó thúc đẩy kết quả SEO cho website của mình.

4. Một số mô hình SEO Internal Link hiệu quả

Trước khi tiến hành SEO thì bạn phải xác định rõ trang đích mình hướng đến. Những từ khóa nào sẽ được sử dụng để thực hiện.Tiếp đó, bạn sẽ lựa chọn được mô hình internal link lý tưởng nhất phục vụ cho mục đích của mình. Dưới đây là một số mô hình Internal link bạn có thể tham khảo và áp dụng.

4.1 Mô hình Link Wheel

Nếu như mô hình kim tự tháp là chỉ tập trung điều hướng về trang đích duy nhất, thì mô hình Link Wheel sẽ chia đều ra cho các trang con trên toàn website. Mô hình này sẽ phù hợp với những website cần SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một website.

Link wheel là cách bạn sẽ đi xây dựng những liên kết từ bài viết này trỏ về bài viết khác và cuối cùng là về bài viết chính. Các bài viết thành phần được liên kết với nhau thành vòng tròn khép kín.

Trong đó: 

– Bài viết chính: là bài viết sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc những trang mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao mà bạn muốn SEO.

– Các bài viết con: là bài nội dung để hỗ trợ trang chính.

Ưu điểm của mô hình Link wheel

– Link Wheel có ưu điểm đặc biệt là có thể giúp website bạn tăng lượt truy cập từ trang chính và các trang con. Nhờ nội dung các trang con và trang chính có chủ đề liên quan, bổ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho trải nghiệm người dùng được cải thiện, dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi được cải thiện trên trang chính.

Nhược điểm của mô hình Link wheel

– Mô hình này thường đem lại kết quả chậm hơn. Bởi vì, thời gian có liên kết trỏ về hay lượt truy cập được tăng lên chưa được xuất hiện ngay. Do đó, bạn cần phải chờ đợi 1 thời gian khá dài để nhận được kết quả.

– Yêu cầu các trang con trong mô hình link wheel phải đảm bảo chất lượng vì chỉ cần một trang không có nội dung tốt hoặc trùng lặp bị Google phạt thì sẽ kéo theo các link các trang khác tại hệ thống, do chúng liên kế với nhau dẫn đến Google sẽ phạt trang chính chúng ta cần SEO.

Đây là mô hình được nhiều SEOer lựa chọn, hiểu rõ về những ưu, nhược điểm của mô hình trong Interlink là gì ? Giúp bạn SEO website hiệu quả hơn

Phân loại Internal link

4.2 Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp mô tả quá trình xây dựng link building dựa trên nhiều phân tầng khác nhau. Cụ thể là dồn trọng tâm từ các link của những trang con, bài viết trỏ về tầng cao hơn, và các tầng cao hơn là nội dung của chuyên mục sẽ dồn sức mạnh về trang chính cần SEO. Mô hình này sẽ phát huy được tối ưu hiệu quả của mình khi bạn xác định rõ trang chính muốn SEO lên top. Đây là mô hình được các chuyên gia SEO đánh giá lỗi thời bởi hàng loạt thuật toán Google thay đổi, nó không còn phù hợp với cách thức triển khai Interlink hiện nay.

Mô hình kim tự tháp

Những ưu điểm nổi bật của mô hình này là :

– Robot của Google sẽ tìm ra được trang quan trọng nhất và Google sẽ đánh giá cao trang đó hơn các trang còn lại. Lúc đó sức mạnh được dồn vào thì từ khóa đó sẽ lên rất nhanh.

– Với việc sử dụng mô hình kim tự tháp giúp trang chính dễ dàng nhận về những backlink chất lượng từ các trang con

– Ngoài ra nếu bị sự cố ở một lỗi nào đó trang nào đó thì khắc phục không quá khó khăn vì không phải trang con nào cũng sẽ được trỏ về trang chính.

Nhược điểm của mô hình kim tự tháp

– Với mô hình này, chỉ một số trang có link trả về trực tiếp trang chính nên không tận dụng toàn bộ sức mạnh của tất cả các trang khác.

– Bạn phải mất nhiều thời gian để xây dựng nên hệ thống gồm các trang tầng một và rất nhiều bài viết khác ở trang cấp 2,3.

– Do liên kết từ bài viết tầng 3 đến tầng 2 về tầng 1 nên nhiều người dùng sẽ dừng lại ở các bài tầng 2 thay vì trang chính, cũng như làm chậm quá trình Google thu thập thông tin trên website của bạn.

Từ những điều đã nêu trên, chắc hẳn đã giúp bạn những ưu điểm, điểm mạnh về mô hình im tự tháp trong interlink là gì, có phù hợp với website của mình hay không.

4.3. Mô hình Silo

Bạn có thể hiểu đơn giản, mô hình Silo phân chia các thứ bậc và sắp xếp nội dung theo từng chuyên mục có liên quan chủ đề, thể loại nội dung, sắp xếp chúng thành một nhóm để người dùng có sự trải nghiệm tốt hơn, bằng cách phân nhỏ nội dung chính thành các danh mục nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng

Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. 

Ưu điểm

– Nếu bạn đi link theo mô hình silo, đã tạo được một tập hợp các liên kết nội bộ của từng trang trong web tập trung dồn sức mạnh về trang chủ, tổ chức các trang có nội dung thông tin liên quan với nhau, cùng nói về một chủ đề, và được lên kết chặt chẽ với nhau sẽ giúp bot Google dễ thu thập thông tin và hiểu được nội dung của một trang bất kỳ.

– Với mô hình silo, hãy hình dung website bạn như một cuốn sách có cấu trúc phân chia nội dung thành các phần riêng biệt, mà nội dung trong các phần có sự liên quan thông tin với nhau. Vậy nên điều này sẽ giúp người dùng dễ nắm bắt được nội dung website và di chuyển đến những trang, bài viết khác một cách dễ dàng mà không cần phải quay lại truy vấn với công cụ tìm kiếm.

Nhược điểm

– Việc cấm internal link giữa các silo sẽ phá vỡ cấu trúc Silo nếu bài viết kém chất lượng, làm cho ảnh hưởng đến chất lượng nội dung trang web, ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin của Google và đánh tụt hạng trang web của bạn.

4.4 Mô hình mạng nhện

Là mô hình với mạng lưới dữ liệu thông tin rộng, bao hàm nhiều chủ đề, nội dung liên quan. Với mô hình chứa nhiều liên kết đến các tài liệu trong website, người dùng có thể tự do khám phá những thông tin liên quan mà họ quan tâm.

Ưu điểm

– Người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi tìm kiếm thêm được nhiều thông tin liên quan trên một trang web

– Trang web làm việc tốt nhất cho các trang con, có nhiều danh sách liên kết, nhắm vào những người dùng có trình độ cao hay những người muốn tìm kiếm kiến thức chuyên sâu.

Nhược điểm

– Cấu trúc theo kiểu mạng nhện này rất dễ phát triển thành một mớ hỗn độn, lộn xộn của các khối thông tin đòi hỏi bạn phải hệ thống hoá suy nghĩ và trình bày nó một cách minh bạch, liên quan và nhất quán

Mô hình internal link

Trên đây là những nội dung về các mô hình interlink là gì ? Với những điều chúng tôi đã chia sẻ hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về các mô hình Interlink và áp dụng hiệu quả cho website của bạn.

5. Cách phân bổ internal link chuẩn SEO trong bài viết ?

Bạn có thể tối ưu website thật đơn giản bằng những liên kết nội bộ. Nếu bạn chưa hiểu rõ cách tối ưu website hiệu quả với interlink là gì ? Có thể tham khảo 6 bước giúp tối ưu website bằng Internal link mà tôi chia sẻ dưới đây. Đây sẽ là một trong những cách giúp bạn xây dựng Interlink hiệu quả.

Cụ thể từng bước như sau :

5.1. Bước 1: Bạn tiến hành xác định các Landing Page cần tối ưu lên Top

Việc xác định Landing Page sẽ giúp bạn xác định được chủ đề cũng như từ khóa cần thiết và lên kế hoạch sản xuất nội dung hỗ trợ. Các trang này thường nhắm mục tiêu đến những từ khóa rộng và có khối lượng tìm kiếm cao.

5.2. Bước 2: Liệt kê những cụm chủ đề cũng như từ khóa cần xây dựng Interlink nhất

Các cụm chủ đề thường được xác định từ trang Web trung tâm mà bạn đã tìm ra ở bước 1. Đây sẽ là trang chính cho một chủ đề cụ thể nào đó. Và bất kỳ trang nào có liên quan đều được xem là những nội dung hỗ trợ tạo thêm chiều sâu cho chủ đề.

Các trang hỗ trợ cần một liên kết nội bộ quay trở lại trang chính để thể hiện tính liên kết và chỉ ra rằng trang chính là nguồn nội dung trọng tâm và có thẩm quyền nhất.

Bạn có thể bắt đầu vạch ra các cụm chủ đề của mình ở giai đoạn này bằng cách lấy các trang trung tâm của bạn và xây dựng một danh sách các trang hỗ trợ có liên quan.

5.3 Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung của trang cần trỏ Link

Một câu hỏi đặt ra là liệu rằng bạn có nên sử dụng từ khóa mục tiêu chính như một Anchor Text?

Thực tế, bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi sử dụng Anchor Text chính xác với từ khóa chính. Khi sử dụng liên kết ngoài, điều này là vi phạm nguyên tắc quản trị trang Web của Google. Tuy nhiên, khi áp dụng cho lên kết nội bộ thì không như vậy.

Một vài lưu ý để lựa chọn Anchor Text mang lại hiệu quả tốt nhất:

Sự đa dạng: Dù sẽ không bị phạt nếu bạn chỉ liên kết theo một cách nêu trên nhưng điều đó không được tự nhiên. Cố gắng đa dạng hóa các Anchor Text nếu có thể.

Độ dài: Sử dụng các biến thể dài hơn của từ khóa chính có thể giúp tăng thứ hạng cho cụm từ cụ thể đó cho trang mục tiêu của bạn. Miễn là nó được tạo ra phù hợp với xu hướng tìm kiếm của người dùng.

Mức độ liên quan: Không bao giờ buộc một liên kết nội bộ Anchor Text khớp chính xác vào một phần nội dung. Hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất mà không mất đi sự liên quan.

Bạn có thể sử dụng báo cáo hiệu suất của Google Search Console để tìm thêm các từ khóa mở rộng. Mặc dù chúng không được xếp hạng ở các vị trí hàng đầu. Cập nhật Anchor Text của các liên kết nội bộ phù hợp để phản ánh các cụm từ tìm kiếm. Và bạn có thể thấy lợi ích từ nó.

5.4. Bước 4: Xác định mọi quyền hạn trên trang web của bạn cụ thể, chính xác

Một số trang đích của bạn có nhiều quyền hơn những trang khác và bạn có thể sử dụng chúng để tạo lợi thế cho mình.

Các trang có thẩm quyền cao nhất là những trang có liên kết trỏ đến chúng từ những nguồn bên ngoài. Bạn có thể chuyển giao vốn liên kết này sang các trang khác nhờ Internal Link.

Công cụ phân tích Backlink của SEMrush sẽ cho phép bạn tìm các trang này để bạn có thể bắt đầu xây dựng danh sách các chiến thuật để tạo ra các liên kết trên trang Web thích hợp.

5.5 Bước 5: Sử dụng Internal Link để tăng thứ hạng cao cho các trang mục tiêu như đã nói ở trên

Sau khi xác định được các trang thẩm quyền nhất, bạn có thể sử dụng chúng để cải thiện thứ hạng cho các trang Web khác của mình.

Tất cả những gì bạn cần làm là thông qua trang Web có các trang có liên kết giá trị nhất và xác định các cơ hội để liên kết với các trang quan trọng hoặc cần tăng thứ hạng. Tuy nhiên, nếu trang Web không chứa nội dung liên quan, đừng liên kết với chúng.

5.6. Bước 6: Dùng Internal Link để tối ưu hóa những nội dung mới cho Website của bạn

Nếu website của bạn không có nhiều liên kết, hãy tối ưu hóa nội dung mới thay thế. Điều này có nghĩa là tham khảo các trang Web có thẩm quyền để xác định các cơ hội để tạo liên kết có liên quan để có lợi cho việc tối ưu SEO.

Bạn có thể thực hiện một vài tìm kiếm trên Google với các từ khóa trong phần nội dung mới của bạn để tìm các trang liên quan và liên kết đến Website của bạn.

Cách này có thể giúp tăng cường liên kết nội bộ của bạn bằng cách đảm bảo nhiều trang hơn được hưởng lợi từ quyền hạn được chia sẻ. Nên chỉ ra ít nhất hai hoặc ba liên kết nội bộ cho mỗi phần nội dung mới. Những liên kết này nên đến từ một trang có thẩm quyền.

Việc tối ưu hóa internal link không hề đơn giản. Dưới đây là một số cách hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng để các internal link mang lại giá trị cao hơn cho website của bạn.

Qua những hướng dẫn về tối ưu interlink, hi vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Interlink là gì.

Hướng dẫn tối ưu website với Internal link

Trên đây là những nội dung liên quan về Interlink là gì ? Cùng với những hướng dẫn tối ưu liên kết nội bộ hiệu quả. Bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo qua HOTLINE 0777 055 777 để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tối ưu Interlink cho website của bạn một cách tốt nhất.

???????? Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ thiết kế hỗ trợ cho việc phát triển kênh truyền thông của mình tại Limoseo vui lòng tham khảo tại đây:

???? Thiết kế website

???? Thiết kế logo

???? Thiết kế banner

???? Thiết kế profile

Đánh giá