icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
zalo

Hành trình mua hàng theo mô hình 5A là gì? – Limoseo

Với sự phát triển của thời đại công nghệ số như hiện nay, việc sử dụng mô hình 4A dường như không còn thật sự phù hợp nữa, do vậy mô hình 5A ra đời, được hoàn thiện hơn. Vậy hành trình mua hàng theo mô hình 5A bao gồm những giai đoạn nào? Hãy cùng Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Mô hình 5A trong Marketing là gì?

Mô hình 5A là một dạng mô hình phù hợp với hành trình mua hàng của khách hàng và được sử dụng rất phổ biến, mô hình 5A được xây dựng bởi Philip Kotler (Một người có sức ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực Marketing). Ông cho rằng với điều kiện thực tế, thời đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số như hiện tại, nếu chỉ vận dụng mô hình 4A trong quá trình vận hành, kinh doanh thì thật sự không còn phù hợp nữa.

Mô hình 5A giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt kịp thời các xu hướng hiện đại để kịp thời thích nghi và có hướng phát triển, thu hút hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mô hình 5A gồm 5 yếu tố Awareness, Appeal, Ask, Act, Advocate.

Mô hình 5A trong Marketing là gì- Limoseo

2. Lợi ích của mô hình 5A

Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình quảng bá, kinh doanh sản phẩm hơn. Có thể nắm bắt nhanh chóng, chính xác xu thế mua hàng hiện tại của khách hàng trong hành trình mua hàng theo mô hình 5A, từ đó có thể đề xuất ra nhiều chiến lược kinh doanh thích hợp và đạt hiệu quả cao. Mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng thành công và nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng.

Để biết được hành trình mua hàng theo mô hình 5A gồm những giai đoạn cụ thể nào, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung được đề cập phía dưới nhé.

Lợi ích của mô hình 5A- Limoseo

3. Các giai đoạn của hành trình mua hàng theo mô hình 5A

3.1 Awareness – Nhận thức

Có thể hiểu đơn giản nội dung của giai đoạn này thông qua câu hỏi “Người mua biết đến thương hiệu/sản phẩm của bạn bằng cách nào?”. Ở giai đoạn đầu tiên này, doanh nghiệp có thể truyền thông hoặc tiếp cận với khách hàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như các kênh truyền thông, mạng xã hội, trang website.

Ngoài ra khách hàng còn có thể biết đến sản phẩm của mình thông qua người thân, bạn bè, gia đình, thông qua sự tư vấn và lên ý tưởng content xuất sắc của các KOC/KOL trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt việc biết đến sản phẩm thông qua kênh này thật sự có tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công hơn so với các kênh khác vì độ uy tín của các chủ thể giới thiệu cao.

Doanh nghiệp nên đầu tư mạnh và chú trọng nhiều ở giai đoạn này vì nếu sản phẩm tạo nên sự ghi nhớ đối với khách hàng dù ít hay nhiều cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được tệp khách hàng mục tiêu để tìm giải pháp thuyết phục, quảng bá hợp lý cho những giai đoạn tiếp theo, được thể hiện cụ thể trong hành trình mua hàng theo mô hàng 5A.

Trong giai đoạn này có sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy bằng cách nào đó doanh nghiệp phải tạo được sự ấn tượng, nổi bật đối với họ, từ đó mới có thể thu hút được sự quan tâm của họ đến sản phẩm.

3.2 Appeal – Chú ý

Khách hàng có sự ghi nhớ tạm thời về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, do vậy cần phải nhanh chóng tạo ra chiến lược kinh doanh, thu hút sự chú ý của khách hàng, gợi nhắc họ nhớ về thương hiệu trong khoảng thời gian liên tục. Tránh để quá trình này ngắt quãng quá lâu, có thể gây đánh mất sự quan tâm và chú ý từ phía khách hàng.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cúng nên chú ý đến quá trình truyền thông, tiếp cận với khách hàng, chẳng hạn đẩy mạnh các chương trình, quảng cáo, tiếp thị với hình thức dễ tạo được sự gợi nhắc.

3.3 Ask – Tìm hiểu

Từ việc truyền thông có hiệu quả thì khách hàng đã hình thành nhận thức khá rõ ràng về sự tồn tại của sản phẩm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải có giải pháp để tạo sự ấn tượng mạnh mẽ cho các đối tượng khách hàng. Bởi với việc phải lựa chọn giữa quá nhiều thương hiệu, khách hàng sẽ chỉ mong muốn tìm hiểu thương hiệu tạo nên ấn tượng đặc biệt với họ.

Trong giai đoạn tìm hiểu này, khách hàng có sự ghi nhớ, quan tâm đặc biệt về thương hiệu, sự gợi nhớ của họ không ở trong trạng thái mơ hồ mà chuyển thành nhu cầu muốn tìm hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về sản phẩm/dịch vụ. Họ mong muốn tìm hiểu các thông tin có liên quan đến sản phẩm như chất lượng, giá cả, sự an toàn khi sử dụng, mức độ uy tín.

Khách hàng có thể chủ động tìm kiếm thông qua các các thông tin hiển thị trên Google, tham khảo các ý kiến, đánh giá trải nghiệm từ những người đã mua hàng trước đó, tham khảo ý kiến người thân, gia đình. Tự tìm kiếm và truy cập vào website để tìm hiểu và liên hệ trực tiếp với nhân sự tại công ty để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Ask- Tìm hiểu- Limoseo

3.4 Act – Hành động

Sau khi được giải đáp và cảm thấy thật sự quan tâm, có nhu cầu về sản phẩm, khách hàng quyết định mua sản phẩm. Với hành trình mua hàng theo mô hình 5A, nếu doanh nghiệp có thể đi đến giai đoạn này, tức là doanh nghiệp đã có được sự thành công ban đầu.

Việc khách hàng quyết định mua sản phẩm tức là họ đã cảm thấy an tâm và có nhu cầu muốn sử dụng, trải nghiệm thử sản phẩm của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp không dừng lại ở đây mà còn mong muốn khách hàng sẽ trở lại mua hàng vào những lần tiếp theo, vì vậy chế độ chăm sóc khách hàng cần phải luôn được đảm bảo.

3.5 Advocate – Ủng hộ

Giai đoạn này cũng khá quan trọng bởi nó có khả năng tác động tích cực để khách hàng quay trở lại mua sản phẩm/dịch vụ hoặc mong muốn chia sẻ, giới thiệu sản phẩm đến bạn bè, người thân của họ. Như vậy, chỉ cần đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng trong khả năng cho phép thì doanh nghiệp sẽ nhận lại thêm một kênh quảng bá miễn phí. 

Đội ngũ nhân nhân sự trong quá trình tư vấn phải giữ được thái độ chuẩn mực trong quá trình giao tiếp và trao đổi với khách hàng.

Tóm tại, bài viết trên đã đề cập rất chi tiết về hành trình mua hàng theo mô hình 5A của khách hàng, các giai đoạn của mô hình 5A trong Marketing. Hi vọng những thông tin từ bài viết trên do Công Ty Quảng Cáo Marketing Online Limoseo cung cấp sẽ hữu ích với bạn nhé!

Limoseo - Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Limoseo – Công ty Dịch vụ SEO & Thiết kế Website
Đánh giá